Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là gì? Lợn nhà bị lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi qua đâu? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-41:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 41: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, giải thích bệnh dịch tả lợn Châu Phi như sau:
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Fever - ASF) là bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, xuất huyết với tỷ lệ ốm có thể lên đến 100 %. ASF do một loại vi rút gây ra, tên gọi ASFV. ASFV là vi rút ADN thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus.
- Thời gian ủ bệnh trong tự nhiên thường 4 ngày đến 19 ngày.
- Các chủng vi rút độc lực cao gây xuất huyết bán cấp tính và cấp tính với các đặc điểm sốt cao, bỏ ăn uống, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, chết trong vòng 4 ngày đến 10 ngày, đôi khi chết ngay cả trước khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
- Các chủng độc lực thấp hơn có triệu chứng lâm sàng không điển hình như sốt nhẹ, giảm ăn và mệt mỏi - dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh lý khác ở lợn.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là gì? Lợn nhà bị lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi qua đâu? Thời gian ủ bệnh là bao lâu? (Hình từ Internet)
Lợn nhà bị lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi thông qua đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-41:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 41: Bệnh dịch tả lợn châu Phi quy định như sau:
6 Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Dịch tễ học
Lợn nhà là loài động vật bị nhiễm tự nhiên bởi vi rút ASFV. Lợn rừng Châu Âu bị nhiễm ASFV với triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ chết cao. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi lưu hành ở Châu Phi bởi vòng truyền lây giữa các loài lợn hoang dã và ve mềm. Một số loài ve mềm Orithodoros moubata ở Châu Phi và O. erraticus ở bán đảo Iberia là nguồn chứa và vector sinh học ASFV.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi thường lây lan giữa lợn nhà thông qua tiếp xúc đường miệng hoặc mũi, hoặc các vết cắn. Động vật hết bệnh sau khi nhiễm bệnh cấp tính và mạn tính có thể bị nhiễm bệnh trở lại, và trở thành vật mang ASFV. Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng mắc bệnh.
ASFV đề kháng mạnh với môi trường đặc biệt là nhiệt độ và pH. ASFV phân lập từ huyết thanh và máu lưu trữ nhiệt độ phòng trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, ASFV bị bất hoạt khi xử lý ở 60 °C trong 30 phút, vi rút cũng được bất hoạt bởi các thuốc khử trùng thương mại. Trong các sản phẩm thịt đông lạnh hoặc chưa nấu chín ASFV có thể tồn tại trong vài tuần hoặc cả tháng, không tìm thấy ASFV ở thịt lợn đã nấu hoặc đóng hộp được xử lý nhiệt ở 70 °C.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, lợn nhà bị lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi thông qua tiếp xúc đường miệng hoặc mũi, hoặc các vết cắn giữa lợn nhà với nhau.
Lợn hết bệnh sau khi nhiễm bệnh cấp tính và mạn tính có thể bị nhiễm bệnh trở lại, và trở thành vật mang ASFV. Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng mắc bệnh. ASFV đề kháng mạnh với môi trường đặc biệt là nhiệt độ và pH. ASFV phân lập từ huyết thanh và máu lưu trữ nhiệt độ phòng trong vòng 18 tháng.
Triệu chứng lâm sàng của lợn nhà bị mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi là những triệu chứng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-41:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 41: Bệnh dịch tả lợn châu Phi quy định như sau:
6 Chẩn đoán lâm sàng
...
6.2 Triệu chứng lâm sàng
Thời gian vi rút dịch tả lợn Châu Phi ủ bệnh trong tự nhiên thường từ 4 đến 19 ngày. Các chủng vi rút độc lực cao gây xuất huyết ở thể bán cấp tính và cấp tính với các đặc điểm sốt cao 40 °C đến 41 °C, bỏ ăn uống, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, chết trong vòng 4 đến 10 ngày, đôi khi chết trước khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100 %. Các dòng vi rút độc lực thấp có triệu chứng lâm sàng không điển hình như sốt nhẹ, giảm ăn và mệt mỏi - dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh lý khác ở lợn và có thể không nghi ngờ đến ASFV. Lợn bị nhiễm các dòng vi rút độc lực thấp không bị xuất huyết và hình thành kháng thể, nhưng cũng có thể tìm thấy bệnh tích rời rạc trên phổi hoặc trên da ở những vùng xương nhô ra và các vùng bị chấn thương ở một vài con.
Thể bán cấp tính và mạn tính thường gặp hơn thể cấp tính. Thể bán cấp tính được đặc trưng bởi giảm tiểu cầu, bạch cầu và xuất huyết. Thể mạn tính được đặc trưng bởi hô hấp thay đổi, sảy thai và tỷ lệ tử vong thấp.
...
Như vậy, theo quy định, triệu chứng lâm sàng của lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi là những triệu chứng sau đây:
(1) Đối với các chủng vi rút độc lực cao gây xuất huyết ở thể bán cấp tính và cấp tính:
- Sốt cao 40 °C đến 41 °C, bỏ ăn uống, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng;
- Chết trong vòng 4 đến 10 ngày, đôi khi chết trước khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên;
- Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100 %;
(2) Đối với các dòng vi rút độc lực thấp có triệu chứng lâm sàng không điển hình như: Sốt nhẹ, giảm ăn và mệt mỏi - dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh lý khác ở lợn và có thể không nghi ngờ đến ASFV.
Lưu ý: Lợn bị nhiễm các dòng vi rút độc lực thấp không bị xuất huyết và hình thành kháng thể, nhưng cũng có thể tìm thấy bệnh tích rời rạc trên phổi hoặc trên da ở những vùng xương nhô ra và các vùng bị chấn thương ở một vài con.
Thể bán cấp tính và mạn tính thường gặp hơn thể cấp tính. Thể bán cấp tính được đặc trưng bởi giảm tiểu cầu, bạch cầu và xuất huyết. Thể mạn tính được đặc trưng bởi hô hấp thay đổi, sảy thai và tỷ lệ tử vong thấp.
- Thời gian ủ bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ 4 - 19 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?