Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Tỷ lệ tử vong đối với người mắc bệnh bạch hầu là mấy %? Bệnh bạch hầu đã có vắc xin điều trị chưa?
Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?
Bệnh bạch hầu có nguy hiểm hay không thì căn cứ quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.
Theo đó, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên.
Cũng theo quy định trên thì có thể thấy bệnh bạch hầu tương đối nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.
>>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu là gì?
>>> Xem thêm: Loại bạch hầu nào thường gặp nhất? Đã tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu có cần tiêm nhắc lại không?
>>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu có lây nhiễm không? Bệnh bạch hầu có chữa được không?
>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn?
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu? Người nghi mắc bệnh bạch hầu có bắt buộc phải đi cách ly tại bệnh viện không?
Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Tỷ lệ tử vong đối với người mắc bệnh bạch hầu là mấy %? Bệnh bạch hầu đã có vắc xin điều trị chưa? (Hình từ Internet).
Đối tượng nào được xem là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?
Căn cứ theo tiểu mục 1.4 Mục II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì người người tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:
- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;
- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;
- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;
- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;
- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;
- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;
- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);
- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;
- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).
Tỷ lệ tử vong đối với người mắc bệnh bạch hầu là mấy %? Bệnh bạch hầu đã có vắc xin điều trị hay chưa?
Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định đặc điểm chung của bệnh bạch hầu như sau:
- Bệnh bạch hầu lưu hành trên toàn cầu, hay gặp là các ca bệnh tản phát hoặc các vụ dịch nhỏ, chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin. Tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận số mắc tăng ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp.
- Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau (cổ bạnh), tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn.
- Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Người bệnh và người lành mang trùng vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh, trong đó người lành mang trùng đóng vai trò duy trì nguồn truyền nhiễm ở cộng đồng, điều này giải thích bệnh bạch hầu có thể đột nhiên xảy ra ở những nơi mà trước đó không thấy có ca bệnh xuất hiện. Thời kỳ lây truyền thường bắt đầu từ khi khởi phát và kéo dài khoảng 2 tuần, đôi khi lên tới 4 tuần. Trong một số trường hợp đã ghi nhận người mang vi khuẩn mãn tính trên 6 tháng. Điều trị kháng sinh đặc hiệu sẽ nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh và chấm dứt sự lây truyền.
- Bệnh đã có vắc xin và kháng sinh đặc hiệu để phòng và điều trị. Tuy nhiên, vắc xin giải độc tố bạch hầu chỉ tạo ra miễn dịch kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh nhưng không ngăn ngừa được sự nhiễm vi khuẩn tại chỗ ở hầu họng, do vậy không làm giảm được tình trạng người lành mang trùng sau khi tiêm vắc xin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?
- Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15? Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Mẫu quyết định dành cho Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định các vấn đề trong công ty mới nhất?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng dự án mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu đơn đề nghị mới nhất?