Bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký thì có vi phạm hợp đồng mua bán điện không?
- Bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký thì có vi phạm hợp đồng mua bán điện không?
- Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký?
- Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện không?
Bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký thì có vi phạm hợp đồng mua bán điện không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện
...
2. Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
d) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
đ) Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
e) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
g) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Theo đó, bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký thì bên mua điện sẽ vi phạm hợp đồng mua bán điện.
Bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký thì có vi phạm hợp đồng mua bán điện không? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng khi bên mua điện có hành vi trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện
1. Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện
a) Bồi thường cho bên bán điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên bán điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện theo thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (công suất nhân với thời gian mua điện trong ngày);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
n: Số ngày trì hoãn.
2. Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thoả thuận trong hợp đồng
a) Bồi thường thiệt hại cho bên bán điện bằng khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện được tính với thời gian là 365 ngày;
b) Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
...
Theo đó, phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với việc trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho bên bán điện như sau:
- Bồi thường cho bên bán điện bằng khoản thiệt hại trực tiếp mà bên bán điện phải chịu do hành vi vi phạm gây ra;
- Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện và được căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm được xác định bằng giá trị sản lượng điện theo thoả thuận trong hợp đồng và được tính toán căn cứ vào công suất đăng ký, thời gian đăng ký mua điện trong ngày, giá điện ghi trong hợp đồng mua bán điện và số ngày trì hoãn được xác định từ thời điểm cam kết thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm hợp đồng được thực hiện theo công thức sau:
T = A x g x n
Trong đó:
T: Giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (đồng);
A: Điện năng ngày xác định căn cứ vào các thông số đăng ký trong hợp đồng mua bán điện (công suất nhân với thời gian mua điện trong ngày);
g: Giá điện (đ/kWh) để tính bồi thường, được tính theo giá cao nhất trong hợp đồng mua bán điện đã ký;
n: Số ngày trì hoãn.
Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp đến 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thoả thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
2. Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp trên 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp.
3. Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương giải quyết.
Theo đó, Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp đến 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thoả thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
Lưu ý:
Trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết thì Sở Công Thương sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?