Bên mua bảo hiểm có thể tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí khi không có khả năng đóng phí bảo hiểm không?
- Bên mua bảo hiểm có thể tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí khi không có khả năng đóng phí bảo hiểm không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện những hoạt động nào trong thời gian tạm đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí?
- Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp nào?
Bên mua bảo hiểm có thể tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí khi không có khả năng đóng phí bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:
Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
Và, theo quy định khoản 1 Điều 121 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm.
...
Như vậy, theo như quy định trên, tài khoản bảo hiểm hưu trí tạm thời đóng trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí.
Do đó, bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí khi không có khả năng đóng phí bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có thể tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí khi không có khả năng đóng phí bảo hiểm không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện những hoạt động nào trong thời gian tạm đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí
...
2. Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tính bất kỳ khoản phí nào cho bên mua bảo hiểm. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được tích lũy theo tỷ suất đầu tư do doanh nghiệp bảo hiểm công bố hàng năm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian này, trừ trường hợp chi trả quyền lợi hưu trí định kỳ khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định hoặc chi trả toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
3. Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khôi phục lại tài khoản bảo hiểm hưu trí và tiếp tục đóng phí bảo hiểm.
Như vậy, trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện các hoạt động như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tính bất kỳ khoản phí nào cho bên mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian tạm đóng tài khoản hưu trí.
Trừ trường hợp chi trả quyền lợi hưu trí định kỳ khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định hoặc chi trả toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 118 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về tài khoản bảo hiểm hưu trí như sau:
Tài khoản bảo hiểm hưu trí
....
3. Người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại Điều 119 Nghị định này.
Theo đó, người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, người được bảo hiểm được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp được căn cứ tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí
Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp sau đây:
1. Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.
4. Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.
Theo đó, có 4 trường hợp được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí như sau:
(1) Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
(2) Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
(3) Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.
(4) Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?