Bên mời thầu có được chấp thuận khi nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này đã lập, thẩm tra thiết kế FEED cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu hay không?
- Thiết kế FEED là gì? Thiết kế xây dựng có bắt buộc có Thiết kế FEED hay không?
- Bên mời thầu có được chấp thuận khi nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này đã lập, thẩm tra thiết kế FEED cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu hay không?
- Nhà thầu trực tiếp tham dự thầu gói thầu xây lắp do nhà thầu đó tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế FEED có bị phạt tiền hay không?
Thiết kế FEED là gì? Thiết kế xây dựng có bắt buộc có Thiết kế FEED hay không?
Thiết kế FEED là gì?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
11. Thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu cầu đặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
...
Như vậy, Thiết kế FEED là viết tắt của Front - End Engineering Design hay còn được gọi là thiết kế kỹ thuật tổng thể là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu cầu đặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
Thiết kế xây dựng có bắt buộc có thiết kế FEED hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định chung về thiết kế xây dựng như sau:
Quy định chung về thiết kế xây dựng
1. Thiết kế xây dựng gồm:
a) Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
b) Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
...
Như vậy, thiết kế xây dựng gồm:
+ Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế FEED, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
Thiết kế FEED là gì? (Hình từ Internet)
Bên mời thầu có được chấp thuận khi nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này đã lập, thẩm tra thiết kế FEED cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu hay không?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 27 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
...
8. Chủ đầu tư, bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế FEED; thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.
Theo đó, khi đánh giá hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu qua việc lập, thẩm tra thiết kế FEED. Có thể thấy, đây cũng là một nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu.
Nhà thầu trực tiếp tham dự thầu gói thầu xây lắp do nhà thầu đó tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế FEED có bị phạt tiền hay không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
...
6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau đây:
...
đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED); lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kiểm định hàng hóa; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; giám sát thực hiện hợp đồng;
...
Như vậy, việc nhà thầu trực tiếp tham dự thầu gói thầu xây lắp do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế FEED đã vi phạm nguyên tắc không bảo đảm công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
Trên cơ sở dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu bị xử lý hành chính như sau:
Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.
Như vậy, nhà thầu trực tiếp tham dự thầu gói thầu xây lắp do nhà thầu đó tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế FEED mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền kể trên là mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức, đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 tức từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?