Bên gây thiệt hại yêu cầu bên thiệt hại phải làm cam kết không nhận tiền bảo hiểm có đúng không?

Bên gây thiệt hại yêu cầu bên thiệt hại phải làm cam kết không nhận tiền bảo hiểm có đúng không? Cụ thể, hiện bên mình bị mất hàng trong quá trình vận chuyển (đã có mua bảo hiểm), đã xác định và có đồng ý đền bù, phía vận chuyển yêu cầu ký công văn cam kết không nhận bất cứ khoản đền bù nào từ bên bảo hiểm/giám định thì mới thực hiện thủ tục đền bù, xin hỏi như vậy có trái pháp luật hay không, và mình có thể tra văn bản nào về vấn đề này? Đây là câu hỏi của anh X.B đến từ Hưng Yên.

Bên gây thiệt hại yêu cầu bên thiệt hại phải làm cam kết không nhận tiền bảo hiểm có đúng không?

Bên gây thiệt hại yêu cầu bên thiệt hại phải làm cam kết không nhận tiền bảo hiểm có đúng không, thì căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Và Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...

Theo quy định trên nếu hợp đồng vận chuyển giữa 2 bên ký kết có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại khi mất hàng thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận thì áp dụng theo Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự 2015. Theo các quy định này thì bên vận chuyển gây mất hàng cho bên anh sẽ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ.

Về việc làm bản cam kết hay không là do thỏa thuận giữa các bên, luật không có quy định trường hợp này. Bên vận chuyển yêu cầu bên anh làm cam kết có thể họ muốn xác định chính xác mức thiệt hại hiện có của bên anh, nếu bên anh đã được bồi thường phần nào đó rồi thì thiệt hại sẽ giảm, họ sẽ chi trả bồi thường ít hơn.

bảo hiểm

Cam kết không nhận tiền bảo hiểm (Hình từ Internet)

Gây thiệt hại về hàng hóa thì sẽ được bồi thường thiệt hại những khoản nào?

Gây thiệt hại về hàng hóa thì sẽ được bồi thường thiệt hại những khoản được quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP như sau:

(1) Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng căn cứ vào thỏa thuận của các bên, trường hợp không thỏa thuận được thì xác định thiệt hại như sau:

- Trường hợp tài sản là vật thì xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản bị mất, bị hủy hoại tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng.

Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.

- Đối với tài sản bị hư hỏng, thiệt hại là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo hướng dẫn nêu trên.

(2) Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản không bị mất, bị hư hỏng.

Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

(3) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là những chi phí thực tế, cần thiết tại thời điểm chi trong điều kiện bình thường cho việc áp dụng các biện pháp cần thiết làm cho thiệt hại không phát sinh thêm; sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm.

Ví dụ: T đã có hành vi làm cháy nhà của H. Chi phí dập tắt đám cháy là X đồng; chi phí sửa chữa, khôi phục lại nhà như tình trạng ban đầu là Y đồng. Trường hợp này, X đồng là chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Y đồng là chi phí khắc phục thiệt hại.

(4) Thiệt hại khác do luật quy định.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa là bao lâu?

Thì theo Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Gây thiệt hại
Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động làm hư hỏng dụng cụ không đúng thời hiệu theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Không quy định cụ thể trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị trong nội quy lao động doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro pháp lý nào?
Pháp luật
Bên bị vi phạm có được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thương mại?
Pháp luật
Bưu gửi bị mất thì bồi thường như thế nào? Trường hợp tìm lại được bưu gửi đã mất thì có phải trả lại tiền bồi thường không?
Pháp luật
Bên gây thiệt hại yêu cầu bên thiệt hại phải làm cam kết không nhận tiền bảo hiểm có đúng không?
Pháp luật
Bên bán không hướng dẫn cách sử dụng tài sản thì bên mua có yêu cầu bồi thường thiệt hại được không?
Pháp luật
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được căn cứ như thế nào?
Pháp luật
Bị chó cắn thì ai là người bồi thường thiệt hại? Cần những giấy tờ gì để được bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại là bao lâu? Điều kiện để được cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Văn bản làm căn cứ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định thế nào? Văn bản yêu cầu bồi thường phải có những nội dung chính nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gây thiệt hại
173 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gây thiệt hại Bồi thường thiệt hại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào