Bên dự kiến nhận quyền thương mại không cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền yêu cầu khi có bị xử phạt không?
- Bên dự kiến nhận quyền thương mại có phải cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam yêu cầu hay không?
- Bên dự kiến nhận quyền thương mại không cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền yêu cầu khi có bị xử phạt không?
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Bên dự kiến nhận quyền thương mại có phải cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam yêu cầu hay không?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền như sau:
Theo đó, trong hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam thì Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.
Bên dự kiến nhận quyền thương mại không cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền yêu cầu khi có bị xử phạt không?
Bên dự kiến nhận quyền thương mại không cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền yêu cầu khi có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
c) Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
đ) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
…
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Như vậy, khi Bên dự kiến nhận quyền thương mại không cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền yêu cầu thì từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Bên dự kiến nhận quyền là cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu Bên dự kiến nhận quyền là tổ chức.
Đồng thời, Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi không cung cấp thông tin khi bên nhượng quyền yêu cầu.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 288 Luật Thương mại 2005 và Điều 289 Luật Thương mại 2005 về Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền cụ thể như sau:
- Đối với quyền của thương nhân nhận quyền: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Đối với Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?