Bên đi vay nước ngoài là ngân hàng thương mại thì việc trả nợ khoản vay có bắt buộc phải dùng tài khoản trả nợ vay nước ngoài không?
- Bên đi vay nước ngoài là ngân hàng thương mại thì việc trả nợ khoản vay có bắt buộc phải dùng tài khoản trả nợ vay nước ngoài không?
- Bên đi vay không phải trả nợ nước ngoài thông qua tài khoản vay nước ngoài trong trường hợp nào?
- Bên đi vay mua ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ khoản vay nước ngoài có được xem là sử dụng ngoại tệ hợp pháp?
Bên đi vay nước ngoài là ngân hàng thương mại thì việc trả nợ khoản vay có bắt buộc phải dùng tài khoản trả nợ vay nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 30 Thông tư 03/2016/TT-NHNN về nội dung này như sau:
Nguyên tắc minh bạch dòng tiền
1. Đối với Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến Khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
Căn cứ quy định về nguyên tắc minh bạch dòng tiền thì nếu bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì mọi giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài không phải thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài trừ các trường hợp trả nợ, rút vốn không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, trả nợ nước ngoài theo quy định tại Điều 34 Thông tư 03/2016/TT-NHNN.
Ngoài ra, khi Thông tư 12/2022/TT-NHNN có hiệu lực, quy định về nội dung này tại Điều 27 Thông tư 12/2022/TT-NHNN như sau:
Theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, quy định mới ghi nhận cụ thể ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài.
Bên đi vay nước ngoài là ngân hàng thương mại thì việc trả nợ khoản vay có bắt buộc phải dùng tài khoản trả nợ vay nước ngoài không?
Bên đi vay không phải trả nợ nước ngoài thông qua tài khoản vay nước ngoài trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 12/2022/TT-NHNN thì Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài; thực hiện giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm cho khoản vay nước ngoài.
Một số trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được quy định tại Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN như sau:
- Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
+ Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
+ Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
+ Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
+ Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay;
+ Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
- Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
+ Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
+ Trả nợ thông qua vIệc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
+ Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
+ Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;
+ Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn hoặc trả nợ theo các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bên đi vay có trách nhiệm thông báo và gửi chứng từ chứng minh việc đã thực hiện rút vốn, trả nợ theo các hình thức không sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản biết và tiếp tục theo dõi khoản vay nước ngoài của bên đi vay.
Bên đi vay mua ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ khoản vay nước ngoài có được xem là sử dụng ngoại tệ hợp pháp?
Theo quy định Điều 33 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về việc này như sau:
- Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trả nợ gốc, lãi và phí của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
- Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hợp pháp của bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
Trong đó, tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013) là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Như vậy, khi bên đi vay xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán mua ngoại tệ và đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài thì việc mua ngoại tệ được xem là sử dụng ngoại tệ hợp pháp.
Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?