Bên bảo đảm muốn rút bớt tài sản đã đăng ký bảo đảm thì nên thực hiện thủ tục gì theo quy định của pháp luật?
- Bên bảo đảm muốn rút bớt tài sản đã đăng ký bảo đảm thì nên thực hiện thủ tục gì theo quy định của pháp luật?
- Bên bảo đảm muốn đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản đã đăng ký là quyền sử dụng đất thì cần chuẩn bị hồ sơ như nào?
- Văn bản của bên nhận bảo đảm đồng ý cho bên bảo đảm đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản bảo đảm thì bắt buộc phải có chữ ký của bên nhận không?
Bên bảo đảm muốn rút bớt tài sản đã đăng ký bảo đảm thì nên thực hiện thủ tục gì theo quy định của pháp luật?
Bên bảo đảm rút bớt tài sản bảo đảm đã đăng ký thì nên thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Trường hợp đăng ký thay đổi
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm do được rút bớt, được bổ sung, được thay thế, được kế thừa do pháp nhân được tổ chức lại, được thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được xác lập quyền theo quy định của luật, trừ trường hợp pháp luật về tổ chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc chủ thể khác mà pháp luật khác có liên quan quy định về việc không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, thay đổi tên hoặc họ, tên của bên nhận bảo đảm;
b) Bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
c) Bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
d) Rút bớt tài sản bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
e) Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký;
g) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai;
h) Trường hợp khác theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký để thay đổi thông tin đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký.
...
Theo quy định trên, bên bảo đảm rút bớt tài sản bảo đảm đã đăng ký thì thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi.
Bên bảo đảm muốn rút bớt tài sản đã đăng ký bảo đảm thì nên thực hiện thủ tục gì theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Bên bảo đảm muốn đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản đã đăng ký là quyền sử dụng đất thì cần chuẩn bị hồ sơ như nào?
Bên bảo đảm muốn đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản đã đăng ký là quyền sử dụng đất thì cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 99/2022/NĐ-CP bao gồm:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02a về yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Phụ lục (01 bản chính).
- Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm có thể hiện về việc thỏa thuận rút bớt tài sản bảo đảm hoặc văn bản thể hiện ý chí của bên nhận bảo đảm về việc đồng ý rút bớt tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất bên bảo đảm muốn rút bớt.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
Văn bản của bên nhận bảo đảm đồng ý cho bên bảo đảm đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản bảo đảm thì bắt buộc phải có chữ ký của bên nhận không?
Văn bản của bên nhận bảo đảm đồng ý cho bên bảo đảm đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản bảo đảm thì bắt buộc phải có chữ ký của bên nhận không, thì cần căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Chữ ký, con dấu trong đăng ký
1. Phiếu yêu cầu đăng ký phải có chữ ký của người có thẩm quyền (sau đây gọi là chữ ký), con dấu (nếu có) của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp sau đây:
..
h) Đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản bảo đảm hoặc xóa đăng ký theo yêu cầu của bên bảo đảm mà có văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp hoặc văn bản khác thể hiện ý chí của bên nhận bảo đảm về việc đồng ý rút bớt tài sản bảo đảm, đồng ý xóa đăng ký thì chỉ cần có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm;
...
Như vậy, văn bản của bên nhận bảo đảm đồng ý cho bên bảo đảm đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản bảo đảm thì phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?