Bể chứa từ 20 triệu tấn hóa chất thì cần thiết lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất không?
Bể chứa từ 20 triệu tấn hóa chất thì cần thiết lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất không?
Liên quan đến nội dung chị nêu chị tham khảo Điều 20, Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Tùy vào loại hóa chất mà đơn vị lưu trữ phải lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoăc biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho phù hợp.
"Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
[...]"
"Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp
a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
[...]"
Theo đó, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất phải lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, nếu dự án có chứa ít nhất một hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có.
Về vấn đề này ngoài được quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì còn được hướng dẫn tại Thông tư 32/2017/TT-BCT chị có thể tham khảo thêm.
Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 6 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất:
- Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
- Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.
- Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 42 Luật Hóa chất 2007 quy định:
Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải cung cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan phòng cháy, chữa cháy địa phương nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 39 của Luật này để phối hợp ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất; trường hợp cơ sở hoạt động hóa chất nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì còn phải cung cấp nội dung nêu trên cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
2. Khi xảy ra sự cố hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải áp dụng kịp thời Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và kịp thời thông báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp ứng phó và khắc phục sự cố.
3. Khi xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng, trách nhiệm phối hợp ứng phó được quy định như sau:
a) Cơ sở hoạt động hóa chất phải kịp thời thực hiện các biện pháp ứng phó quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự cố hóa chất có trách nhiệm kịp thời huy động lực lượng tại chỗ và áp dụng các biện pháp cần thiết khác, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để điều động lực lượng thực hiện các biện pháp ứng cứu, sơ tán người, tài sản và báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;
d) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương có trách nhiệm kịp thời phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy sự cố để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;
đ) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành sự huy động người, tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố phải thông báo ngay cho Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia và các cơ quan hữu quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?