Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?

Theo pháp luật hiện nay thì bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì? Lực lượng bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào? Và chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố như sau:

"1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.
2. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
3. Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
4. Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú.
5. Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.
6. Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật."

Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?

Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)

Lực lượng bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về bảo vệ dân phố, lực lượng bảo vệ dân phố có các quyền hạn sau:

"1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách."

Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố như sau:

- Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.

- Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.

12,473 lượt xem
Bảo vệ dân phố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bảo vệ dân phố có được phép sử dụng còng số 8 không?
Pháp luật
Mức phụ cấp của bảo vệ dân phố ở TP HCM là bao nhiêu? Bảo vệ dân phố hiện nay là lực lượng nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố là lực lượng gì? Bao nhiêu tuổi thì được làm Bảo vệ dân phố? Bảo vệ dân phố có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Có được thành lập 02 Ban Bảo vệ dân phố trong một phường do phường có tình hình an ninh trật tự không tốt hay không?
Pháp luật
Chỉ đăng ký tạm trú vẫn được tham gia lực bảo vệ dân phố có đúng hay không? Số lượng tổ viên trong tổ Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Làm Bảo vệ dân phố hiện nay có được trả lương hay không? Tuổi nghỉ hưu của Bảo vệ dân phố là bao nhiêu?
Pháp luật
Để trở thành Bảo vệ dân phố thì người đăng ký phải đáp ứng được những điều kiện nào? Trở thành Bảo vệ dân phố thì sẽ được hưởng những chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố được lập ra với nhiệm vụ chính là gì và bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ dân phố khi đi làm nhiệm vụ bị tai nạn nằm viện thì mọi chi phí được thanh toán hay không?
Pháp luật
Đối tượng nào sẽ được ưu tiên khi tuyển chọn Bảo vệ dân phố? Người đã được xóa án tích thì có thể trở thành Bảo vệ dân phố hay không?
Pháp luật
Người có tiền án, tiền sự có được làm Bảo vệ dân phố không? Bảo vệ dân phố có được tự ý kiểm tra giấy tờ, phương tiện của công dân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ dân phố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ dân phố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào