Bao nhiêu phần trăm số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?
- Bao nhiêu phần trăm số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?
- Giải pháp thực hiện tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động ra sao?
- Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong công ty cổ phần?
Bao nhiêu phần trăm số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Như vậy, Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có 80 phần trăm số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ.
Bao nhiêu phần trăm số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19?
Giải pháp thực hiện tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động ra sao?
Tại tiểu mục 2 Mục III Chương trình Quốc gia ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 có nêu rõ giải pháp thực hiện tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; các hoạt động nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tiếp tục hoàn thiện chương trình, tài liệu huấn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, ưu tiên người làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; vận động nông dân đăng ký cam kết đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
- Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện đảm bảo an toàn sử dụng khí gas trong các hộ tiêu thụ, đặc biệt đối với hộ gia đình; bảo đảm an toàn trong sử dụng điện tại khu vực nông thôn, khu dân cư, trường học.
Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong công ty cổ phần?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định đối tượng dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, công ty cổ phần có nghĩa vụ thực hiện tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng thuộc 06 nhóm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm tổ chức thi Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có camera không? Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do ai cấp?
- Lập báo cáo kế toán thuế là gì? Thời điểm chốt số liệu để lập báo cáo kế toán thuế nội địa là khi nào?
- Việc đánh số tầng nhà chung cư được thực hiện như thế nào? Kích thước tối thiểu của biển số nhà chung cư là bao nhiêu?
- Thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở sẽ tối đa là bao nhiêu năm?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với GD mầm non, giáo dục PT, trường chuyên biệt, GDTX ra sao?