Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tiếp công dân vào thời gian nào? Ai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiếp công dân?
Ai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Địa điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân
...
2. Tổ chức tiếp công dân
a) Tại BHXH Việt Nam: Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra có trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của BHXH Việt Nam. Biên chế viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân do Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra bố trí trong biên chế được giao của Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
b) Tại BHXH tỉnh: Trưởng phòng Phòng Thanh tra - Kiểm tra có trách nhiệm giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của BHXH tỉnh. Giám đốc BHXH tỉnh bố trí ít nhất một viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc biên chế được giao của Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
c) Tại BHXH huyện: Giám đốc BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của BHXH huyện và bố trí ổn định một viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc biên chế được giao của BHXH huyện.
Theo đó, Vụ trưởng Vụ Thanh tra và Kiểm tra có trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện việc tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tiếp công dân (Hình từ Internert)
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tiếp công dân vào thời gian nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Thời gian tiếp công dân
...
2. Tại BHXH Việt Nam: Tổng Giám đốc tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu ngày 20 trùng vào ngày nghỉ tết, ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần thì thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất theo Khoản 5 Điều này. Trường hợp Tổng Giám đốc bận vì lý do công việc thì phân công Phó Tổng Giám đốc thực hiện tiếp công dân.
Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp phối hợp tiếp công dân theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.
...
Theo đó, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu ngày 20 trùng vào ngày nghỉ tết, ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần thì thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau:
- Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Khi có yêu cầu khẩn thiết theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra và Kiểm tra hoặc Trưởng phòng Phòng Thanh tra và Kiểm tra hoặc viên chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân.
Trường hợp Tổng Giám đốc bận vì lý do công việc thì phân công Phó Tổng Giám đốc thực hiện tiếp công dân.
Địa điểm tổ chức tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Địa điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân
1. Địa điểm tiếp công dân
a) Cơ quan BHXH các cấp phải bố trí phòng tiếp công dân riêng tại vị trí thuận tiện, có nơi để công dân ngồi chờ, đảm bảo khang trang, lịch sự, có đủ các điều kiện cần thiết cho việc tiếp công dân; không tiếp công dân tại phòng làm việc của công chức, viên chức;
b) Tại phòng tiếp công dân phải thực hiện niêm yết nội quy tiếp công dân, trong đó phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền, nghĩa vụ của công dân, các hành vi nghiêm cấm trong tiếp công dân; hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; công khai lịch tiếp công dân của Lãnh đạo, thời gian thường trực tiếp công dân và công bố trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.
...
Theo đó, phòng tiếp công dân phải được bổ trí thuận tiện có nơi để công dân ngồi chờ, đảm bảo khang trang, lịch sự, có đủ các điều kiện cần thiết cho việc tiếp công dân.
Cần lưu ý không tiếp công dân tại phòng làm việc của công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngoài ra, phòng tiếp công dân phải được trang bị các hướng dẫn, nội quy như sau:
- Niêm yết nội quy tiếp công dân, trong đó phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền, nghĩa vụ của công dân, các hành vi nghiêm cấm trong tiếp công dân.
- Niêm yết hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; công khai lịch tiếp công dân của Lãnh đạo, thời gian thường trực tiếp công dân và công bố trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?