Bảo hiểm thương mại là gì? Đặc điểm của bảo hiểm thương mại là gì? Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào?
Bảo hiểm thương mại là gì?
Bảo hiểm thương mại là một loại hình bảo hiểm được ký kết giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe, tài sản, hoạt động kinh doanh của người tham gia trước những rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở người tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Đặc điểm của bảo hiểm thương mại bao gồm:
- Hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là bảo hiểm tự nguyện): Có sự bàn bạc, thỏa thuận và nhất trí giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm.
- Hàng hóa của bảo hiểm thương mại là một sản phẩm đặc biệt - đó chính là rủi ro. Đặc biệt vì rủi ro là loại hàng hóa mà người mua bảo hiểm mong muốn không bao giờ có nhu cầu, tức là không mong muốn có tổn thất để được đền bù.
- Bảo hiểm thương mại vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Trong thời gian bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm không bị tổn thất thì không được bồi hoàn số tiền đã đóng phí bảo hiểm. Khi rủi ro được bảo hiểm bất ngờ xảy ra, đối tượng bảo hiểm bị tổn thất thì người tham gia bảo hiểm được bồi thường.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Bảo hiểm thương mại là gì? Đặc điểm của bảo hiểm thương mại là gì? Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào? (hình từ internet)
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào?
(1) Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm thương mại được chia làm ba loại.
- Bảo hiểm tài sản:
+ Đối tượng bảo hiểm: là giá trị tài sản
+ Mục đích: Đáp ứng các nhu cầu về vật chất cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro bảo hiểm như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp... làm cho tài sản của họ bị thiệt hại một phần hay toàn bộ.
Người tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm một phần giá trị hoặc toàn bộ giá trị của tài sản cho từng loại rủi ro khác nhau. Vì vậy khi rủi ro xảy ra mức tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm cũng khác nhau; nó tùy thuộc vào giá trị bảo hiểm, phương thức bảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế.
VD: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm tàu thủy...
- Bảo hiểm con người:
+ Đối tượng bảo hiểm: là đời sống sức khỏe, tính mạng, khả năng lao động của con người
+ Mục đích: nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất khi gặp những sự cố bất ngờ (do chủ quan hoặc khách quan) làm mất khả năng lao động, thiệt hại về sức khỏe hoặc chết,...
VD: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trẻ em, bảo hiểm hành khách...
Theo đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ gồm:
Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
1. Bảo hiểm trọn đời.
2. Bảo hiểm sinh kỳ.
3. Bảo hiểm tử kỳ.
4. Bảo hiểm hỗn hợp.
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
6. Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định này.
7. Bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Chương VII Nghị định này.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
+ Đối tượng bảo hiểm: là trách nhiệm dân sự.
+ Mục đích: Thay mặt cho người tham gia bảo hiểm bồi thường tổn thất cho người khác do những hành vi hoạt động của chính người tham gia bảo hiểm đó gây nên. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, chủ xe cơ giới...
(2) Căn cứ theo tính chất bảo hiểm: Hoạt động bảo hiểm phân làm hai loại:
- Bảo hiểm tự nguyện: là loại bảo hiểm theo ý muốn của người tham gia bảo hiểm (có nhu cầu và đủ khả năng tài chính) được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết tự nguyện giữa hai bên (bên tham gia bảo hiểm với bên bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm, nhà bảo hiểm hoặc không tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực trong phạm vi và thời gian theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, sau khi đã đóng phí bảo hiểm.
VD: Tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm bắt buộc: Là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm, điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Người mua bảo hiểm có thể tham gia ở mức cao hơn theo khả năng của mình, có thể lựa chọn nhà bảo hiểm nào đáp ứng được dịch vụ tốt nhất để tham gia. Chính vì vậy quyền lợi của người mua không ảnh hưởng bởi sự bắt buộc xuất phát từ lợi ích của từng cá nhân và của cả cộng đồng xã hội.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức luật sư, của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm...Tùy thuộc vào từng thời kỳ, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội mà pháp luật có thể qui định các hình thức bảo hiểm bắt buộc khác nhau.
VD: Tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
(3) Căn cứ theo kỹ thuật bảo hiểm
- Loại bảo hiểm có số tiền trả theo nguyên tắc bình thường: tức là số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã gánh chịu gồm có bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán tức là người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi thường khoán theo mức mà họ đã thỏa thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở nào?
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
...
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng Google map khi đi xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy trừ bao nhiêu điểm?
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 1 được cấp cho cá nhân đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết điểm bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết điểm theo Nghị định 168/2024?
- Người tiêu dùng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin là ai? Trách nhiệm ngăn ngừa việc tiếp cận thông tin trái phép?
- Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không 2025? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy phạt bao nhiêu?