Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Người lao động giúp việc gia đình có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những chế độ nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp được định nghĩa là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Thêm vào đó, Điều 46 Luật Việc làm 2013 có quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
- Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp
Giúp việc gia đình có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động giúp việc gia đình không có nghĩa vụ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động giúp việc gia đình có thể tham gia bảo hiểm nào?
Theo quy định thì người lao động làm công việc giúp việc gia đình không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hay bảo hiểm y tế. Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
Theo đó cùng với tiền lương trả cho người giúp việc thì chủ nhà còn có trách nhiệm trả thêm một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế để người giúp việc chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Cho nên trường hợp của chị, chị có thể tự tham gia BHXH, BHYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?
- Chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải đáp ứng điều kiện gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ?
- Công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện như thế nào theo Thông tư 16?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?