Bao gói trong cách trình bày mít quả tươi hạng II có được sử dụng vật liệu giấy không? Bao gói không dùng để bán lẻ yêu cầu như thế nào?

Yêu cầu về chất lượng sau khi sơ chế và đóng gói của mít quả tươi hạng II được quy định như thế nào? Bao gói trong cách trình bày mít quả tươi hạng II có được sử dụng vật liệu giấy không? Bao gói mít quả tươi hạng II không dùng để bán lẻ yêu cầu như thế nào? Trên đây là câu hỏi của chị Kim Tuyền từ Tiền Giang.

Yêu cầu về chất lượng sau khi sơ chế và đóng gói của mít quả tươi hạng II được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 2.2.1 tiểu muc 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định yêu cầu về chất lượng như sau:

Yêu cầu về chất lượng
...
2.2 Phân hạng
Mít quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
...
2.2.3 Hạng II
Mít quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép mít quả tươi có các khuyết tật sau miễn là vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- khuyết tật về hình dạng và màu sắc;
- khuyết tật nhẹ về vỏ quả và các khuyết tật bề ngoài khác không vượt quá 15 % tổng diện tích bề mặt;
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.
...

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định yêu cầu về chất lượng như sau:

Yêu cầu về chất lượng
2.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, mít quả tươi phải:
- nguyên vẹn;
- chắc;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch,
- hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- hầu như không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý học;
- hầu như không chứa sinh vật gây hại, sâu bệnh và hư hỏng bên trong ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- hầu như không bị thâm và xây xát;
Cuống quả phải chắc và không được dài quá 5 cm.
2.1.1 Mít quả tươi phải được thu hoạch vào thời điểm chín hợp lý khi đạt độ chín thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống và vùng trồng.
Độ chín và tình trạng của mít quả tươi phải:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
...

Theo đó, mít quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về chất lượng tại tiểu mục 2.1 cụ thể trên.

Có thể cho phép mít quả tươi hạng II có các khuyết tật sau miễn là vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:

- Khuyết tật về hình dạng và màu sắc;

- Khuyết tật nhẹ về vỏ quả và các khuyết tật bề ngoài khác không vượt quá 15 % tổng diện tích bề mặt;

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.

Mít quả tươi

Mít quả tươi hạng II (Hình từ Internet)

Bao gói trong cách trình bày mít quả tươi hạng II có được sử dụng vật liệu giấy không?

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định như sau:

Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
...
5.2 Bao gói
Mít quả tươi phải được bao gói để bảo vệ sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại miễn là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Mít quả tươi cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
....

Theo đó, mít quả tươi hạng II phải được bao gói để bảo vệ sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm.

Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại miễn là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.

Mít quả tươi hạng II cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.

Bao gói mít quả tươi hạng II không dùng để bán lẻ yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12355:2018 quy định như sau:

Dán nhãn hoặc ghi nhãn
6.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1 Tên sản phẩm
Mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi rõ tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống.
6.2 Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Mỗi bao gói sản phẩm phải bao gồm các yêu cầu dưới đây: các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển với khối lượng lớn thì phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã nhận biết (tùy chọn).
6.2.2 Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm, tên của giống và/hoặc hạng thương mại.
6.2.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ và vùng trồng (nếu có) hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4 Nhận biết về thương mại
- hạng sản phẩm;
- kích cỡ;
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5 Dấu kiểm tra (tùy chọn).

Theo đó, mỗi bao gói mít quả tươi hạng II phải bao gồm các yêu cầu dưới đây: các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng.

Đối với sản phẩm mít quả tươi hạng II được vận chuyển với khối lượng lớn thì phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.

Mít quả tươi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7938 :2009 hướng dẫn kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất trong quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13899:2023 về Hỗn hợp nhựa có trình tự của phương pháp thử vệt hằn bánh xe ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017) yêu cầu gì về An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mít quả tươi
451 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mít quả tươi Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: