Báo Giao thông vận tải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hay không?
Báo Giao thông vận tải có được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hay không?
Báo Giao thông vận tải được quy định tại Điều 1 Quyết định 210/QĐ-BGTVT năm 2009 như sau:
Vị trí và chức năng
Báo Giao thông vận tải là tổ chức sự nghiệp báo chí trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mọi hoạt động của ngành giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. Báo Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo về chính trị, tư tưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương, chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Báo Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được hưởng một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Báo Giao thông vận tải được hưởng một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Báo Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Báo Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Giao thông vận tải được quy định tại Điều 2 Quyết định 210/QĐ-BGTVT năm 2009 như sau:
- Thông tin về tình hình trong nước, quốc tế và hoạt động trong ngành Giao thông vận tải phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân và ngành.
- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước, của thế giới và của ngành Giao thông vận tải theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.
- Tuyên truyền, phổ biến thành tựu khoa học công nghệ, sáng kiến, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải.
- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác.
- Thực hiện việc cải chính khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành ấn phẩm, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh thiết bị vật tư liên quan và đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí quan theo quy định của pháp luật.
- Việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí phải được sự đồng ý của Bộ Giao thông vận tải và phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để biết.
- Được nhận và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Báo.
- Quan hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên và công tác viên của Báo Giao thông vận tải; tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý tổ chức, biên chế, tài chính theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
Báo Giao thông vận tải có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo của Báo Giao thông vận tải được quy định tại Điều 4 Quyết định 210/QĐ-BGTVT năm 2009 như sau:
Lãnh đạo Báo Giao thông vận tải
1. Báo Giao thông vận tải có Tổng Biên tập là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo Giao thông vận tải; giúp việc Tổng Biên tập có các Phó Tổng Biên tập, chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Biên tập phân công.
2. Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Các Phó Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải.
Theo đó, Báo Giao thông vận tải có Tổng Biên tập là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo Giao thông vận tải; giúp việc Tổng Biên tập có các Phó Tổng Biên tập, chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Biên tập phân công.
- Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Các Phó Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?