Báo điện tử Chính phủ có tư cách pháp nhân không? Báo này được tổ chức thông tin truyền thông bằng tiếng nước ngoài không?
Báo điện tử Chính phủ có tư cách pháp nhân không?
Báo điện tử Chính phủ có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Báo điện tử Chính phủ là cơ quan thông tin, truyền thông đa phương tiện, tiếng nói của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, diễn đàn của các cơ quan hành chính nhà nước và nhân dân trên internet, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức quản lý và vận hành.
2. Báo điện tử Chính phủ thực hiện chức năng về báo chí, thông tin, truyền thông của cổng Thông tin điện tử Chính phủ được quy định tại Quyết định số 06/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
3. Báo điện tử Chính phủ là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm, tổng hợp chung trong ngân sách của cổng Thông tin điện tử Chính phủ; tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Báo điện tử Chính phủ có tư cách pháp nhân.
Báo điện tử Chính phủ (Hình từ Internet)
Báo điện tử Chính phủ được tổ chức thông tin truyền thông bằng tiếng nước ngoài không?
Báo điện tử Chính phủ được tổ chức thông tin truyền thông bằng tiếng nước ngoài không, thì theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Báo điện tử Chính phủ (sau đây gọi tắt là Báo) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ quy định trong giấy phép hoạt động; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và các hoạt động khác của Báo theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cổng Thông tin điện tử Chính phủ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Cung cấp thông tin chính thống về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thông tin, tuyên tuyền và thực hiện công khai, minh bạch (trừ những nội dung thuộc bí mật Nhà nước) các chủ trương, chính sách, giải pháp trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
3. Thông tin về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Phát hiện, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tấm gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước, trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4. Phân tích, bình luận theo quan điểm chính thống của Đảng và Chính phủ đối với những sự kiện, vấn đề trong nước và quốc tế được dư luận quan tâm. Chủ động đấu tranh với các thông tin sai trái, luận điệu thù địch chống phá công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác, theo quy định của pháp luật.
5. Đáp ứng nhu cầu thông tin truyền thông về các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần của nhân dân.
6. Tổ chức thông tin truyền thông bằng một số tiếng nước ngoài, góp phần thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng, Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Báo điện tử Chính phủ được tổ chức thông tin truyền thông bằng một số tiếng nước ngoài, góp phần thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng, Chính phủ.
Biên chế của Báo điện tử Chính phủ do ai quyết định?
Biên chế của Báo điện tử Chính phủ được quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Báo điện tử Chính phủ có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo.
Các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập, Bộ trưởng, Chủ nhiệm và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
2. Cơ cấu tổ chức
Báo Điện tử Chính phủ có các đơn vị sau:
a) Phòng Thư ký Tòa soạn;
b) Phòng Thời sự;
c) Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân;
d) Phòng Tiếng nước ngoài;
đ) Phòng các Trang tin thành phần;
e) Phòng Trị sự;
g) Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh;
h) Cơ quan thường trú tại thành phố Đà Nẵng;
i) Cơ quan thường trú tại thành phố Cần Thơ.
3. Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Báo; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo các đơn vị thuộc Báo theo quy định của pháp luật; khi cần thiết trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định thành lập mới, sáp nhập, giải thể hoặc đổi tên các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biên chế
Biên chế của Báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định trong tổng biên chế của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì biên chế của Báo điện tử Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định trong tổng biên chế của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?