Báo cáo viên pháp luật phải có thời gian công tác trong pháp luật bao nhiêu năm? Ai có thẩm quyền công nhận báo cáo viên của cơ quan thuộc Chính phủ?
Báo cáo viên pháp luật phải có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật bao nhiêu năm?
Báo cáo viên pháp luật phải có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật bao nhiêu năm, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
b) Có khả năng truyền đạt;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo viên pháp luật phải có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm nếu có bằng đại học luật, nếu có bằng đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
Báo cáo viên pháp luật phải có thời gian công tác trong pháp luật bao nhiêu năm? Ai có thẩm quyền công nhận báo cáo viên của cơ quan thuộc Chính phủ? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan thuộc Chính phủ?
Ai có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan thuộc Chính phủ, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Báo cáo viên pháp luật
…
3. Thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện.
4. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có quyền miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp báo cáo viên pháp luật tổ chức rà soát, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan thuộc Chính phủ.
Báo cáo viên pháp luật không còn là cán bộ công chức có bị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không?
Báo cáo viên pháp luật không còn là cán bộ công chức có bị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BTP như sau:
Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
1. Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật bao gồm:
a) Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
b) Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
đ) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
g) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.
…
Như vậy, theo quy định trên báo cáo viên pháp luật không còn là cán bộ công chức thì bị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?