Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển gồm những nội dung gì theo Thông tư 32?
Quy trình lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT quy định về lập dề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển như sau:
- Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu
+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, điều tra địa chất, khoáng sản, môi trường khu vực điều tra, đánh giá;
+ Thu thập các tài liệu về đặc điểm địa hình, địa mạo, độ sâu đáy biển; đặc điểm khí hậu, chế độ thủy, hải văn khu vực điều tra, đánh giá;
+ Thu thập tài liệu về đặc điểm kinh tế, nhân văn; cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường ven biển; mạng lưới giao thông thủy, bộ có liên quan khu vực điều tra, đánh giá;
+ Tổng hợp, xử lý tài liệu, khoanh định dự kiến các khu vực có triển vọng để điều tra, đánh giá;
+ Khảo sát sơ bộ xác định bổ sung điều kiện thi công đề án;
+ Phân tích, tổng hợp các tài liệu, thành lập sơ đồ hiện trạng khu vực điều tra, đánh giá, sơ đồ địa chất và khoáng sản, sơ đồ dự kiến các khu vực điều tra, đánh giá, sơ đồ dự kiến bố trí công trình các khu vực điều tra, đánh giá.
- Nội dung, hình thức đề án điều tra, đánh giá thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý các nhiệm vụ chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển gồm những nội dung gì theo Thông tư 32? (Hình từ Internet)
Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển gồm những nội dung gì theo Thông tư 32?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT quy định về Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển như sau:
(1) Nội dung công việc lập báo cáo tổng kết điều tra tài nguyên khoáng sản cát biển
- Xử lý, tổng hợp tài liệu tất cả các dạng công việc của đề án đã thực hiện;
- Thành lập các bản vẽ, có thuyết minh kèm theo bảo đảm phản ánh đúng thực tế địa chất khoáng sản tại khu vực điều tra;
- Tính tài nguyên khoáng sản cấp 334a;
- Khoanh định các khu vực có triển vọng, đề xuất chuyển sang giai đoạn đánh giá;
- Viết báo cáo tổng kết đề án.
(2) Nội dung công việc lập báo cáo đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển
- Xử lý, tổng hợp tài liệu tất cả các dạng công việc của đề án đã thực hiện;
- Thành lập các bản vẽ, có thuyết minh kèm theo bảo đảm phản ánh đúng thực tế địa chất khoáng sản tại khu vực đánh giá;
- Tính tài nguyên khoáng sản cấp 333, cấp 222 với độ tin cậy phù hợp theo quy định;
- Đánh giá, dự báo sơ bộ tác động, ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến môi trường;
- Xác định khả năng, lĩnh vực sử dụng cát biển; đề xuất phương pháp, công nghệ khai thác phù hợp;
- Khoanh định các khu vực có triển vọng, đề xuất chuyển sang thăm dò, khai thác;
- Viết báo cáo tổng kết đề án.
(3) Nội dung, hình thức trình bày báo cáo tổng kết
- Nội dung, hình thức trình bày báo cáo tổng kết thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý các nhiệm vụ chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Nội dung thể hiện và yêu cầu khoa học các bản đồ chuyên môn và báo cáo thuyết minh đi kèm thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Xem và tải Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTNMT
Nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung điều tra tài nguyên khoáng sản cát biển, như sau:
(1) Công tác văn phòng trước thực địa
- Thu thập các tài liệu về địa chất, khoáng sản, môi trường, địa chất công trình, hải văn và các tài liệu liên quan khác;
- Tổng hợp, xử lý, phân tích, dự kiến các khu vực có khoáng sản cát biển dựa trên các tiền đề, dấu hiệu địa chất, địa vật lý.
(2) Công tác trắc địa
(3) Công tác địa vật lý
- Đo địa chấn nông phân giải cao;
- Đo sonar quét sườn.
(4) Công tác địa chất
Thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ phân vùng triển vọng và dự báo tài nguyên cấp 334a tỷ lệ 1:50.000.
(5) Thi công công trình điều tra, lấy mẫu trong công trình điều tra.
(6) Lấy, gia công và phân tích mẫu.
(7) Tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên cấp 334a, khoanh định, đề xuất các khu vực có triển vọng.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT quy định nội dung đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển gồm:
(1) Công tác trắc địa
(2) Công tác địa vật lý
- Đo địa chấn nông phân giải cao;
- Đo sonar quét sườn.
(3) Công tác địa chất
Thành lập các loại bản đồ trầm tích tầng mặt, thủy - thạch động lực, địa chất môi trường - tai biến địa chất.
(4) Công tác điều tra địa mạo đáy biển.
(5) Thi công công trình đánh giá, lấy mẫu trong công trình đánh giá.
(6) Lấy, gia công và phân tích mẫu.
(7) Dự báo tác động của hoạt động khai thác.
(8) Xác định khả năng sử dụng, phương pháp và công nghệ khai thác cát biển.
(9) Tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên cấp 333, cấp 222, khoanh định, đề xuất khu vực triển vọng khoáng sản cát biển để chuyển giao thăm dò, khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lương của nhân viên bán cà phê theo hợp đồng lao động không được thấp hơn bao nhiêu tiền 1 giờ?
- Mẫu giấy ủy quyền đăng ký thuế 2025 theo Mẫu số 41/UQ-ĐKT tại Thông tư 86 quy định như thế nào?
- Áp thuế tăng lên ảnh hưởng gì đến thương mại quốc tế? Luật pháp Việt Nam quy định thế nào về tăng thuế nhập khẩu?
- Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển gồm những nội dung gì theo Thông tư 32?
- Giá USD hôm nay? Tỷ giá USD hôm nay cập nhật chi tiết? 1 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?