Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hằng năm gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung gì?
- Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hằng năm gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung gì?
- Thời hạn và phương thức gửi báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hằng năm cho Bộ Tài chính thế nào?
- Doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo cho Bộ Tài chính về những thay đổi nào?
Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hằng năm gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Thông tư 202/2012/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2020/TT-BTC) như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán
...
3. Gửi báo cáo Tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm với những nội dung sau:
...
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Tổng hợp thông tin duy trì về điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán trong năm của các kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, cụ thể:
- Tình hình cập nhật kiến thức và thời hạn hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề từ ngày 16/8 năm trước đến 15/8 năm báo cáo;
- Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập trong thời gian từ ngày 16/8 năm trước đến 15/8 năm báo cáo.
...
Theo đó, nội dung mà doanh nghiệp kiểm toán được yêu cầu báo cáo cho Bộ Tài chính là tổng hợp thông tin duy trì về điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán trong năm của các kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, cụ thể:
- Tình hình cập nhật kiến thức và thời hạn hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề từ ngày 16/8 năm trước đến 15/8 năm báo cáo;
- Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập trong thời gian từ ngày 16/8 năm trước đến 15/8 năm báo cáo.
Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hằng năm gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn và phương thức gửi báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hằng năm cho Bộ Tài chính thế nào?
Theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 3 Điều 15 Thông tư 202/2012/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2020/TT-BTC) như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán
...
3. Gửi báo cáo Tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm với những nội dung sau:
...
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/8 năm báo cáo.
...
Theo đó, chậm nhất là ngày 31/8 năm báo cáo, doanh nghiệp kiểm toán phải gửi báo cáo định kỳ tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính, báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo cho Bộ Tài chính về những thay đổi nào?
Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính được quy định tại Điều 26 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
1. Danh sách kiểm toán viên hành nghề;
2. Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 và Điều 31 của Luật này;
3. Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
4. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
5. Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
6. Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
7. Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.
Theo đó, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 và Điều 31 Luật Kiểm toán độc lập 2011;
- Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
- Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?