Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được phân thành bao nhiêu loại? Nội dung của những loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại là gì?
Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được phân thành bao nhiêu loại?
Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được phân thành bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại
1. Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.
3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.
4. Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội dung cần báo cáo.
5. Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Căn cứ trên quy định báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được phân thành 04 loại, bao gồm:
- Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
- Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.
- Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng chống thiên tai.
- Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội dung cần báo cáo.
Lưu ý: Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Nội dung của những loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra là gì?
Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định nội dung của những loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra như sau:
(1) Báo cáo nhanh
Tùy theo diễn biến của các loại hình thiên tai, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các nội dung chính được đề cập trong báo cáo gồm:
- Tình hình thiên tai: loại hình thiên tai; thời gian xuất hiện; diễn biến, cường độ và phạm vi ảnh hưởng; khu vực bị cô lập; độ ngập sâu (nếu có); thời gian kết thúc (trường hợp thiên tai đã kết thúc tại thời điểm báo cáo).
- Công tác chỉ huy ứng phó: nêu rõ việc chỉ huy, triển khai ứng phó với thiên tai. Kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ số dân được di dời, sơ tán, số tàu thuyền được thông báo, đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, đang neo đậu tại bến, hoạt động ở vùng biển khác (nếu có).
- Thống kê, đánh giá thiệt hại:
+ Phần trình bày: Tùy theo loại hình thiên tai, tình hình thiệt hại để thống kê, đánh giá thiệt hại, trong trường hợp chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại ban đầu. Các chỉ tiêu chính, gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Riêng đối với thiệt hại về các công trình: đê điều, hồ đập, sạt lở, khu neo đậu tránh trú bão, công trình giao thông cần mô tả cụ thể: loại hư hỏng (sự cố); vị trí, địa điểm; thời gian xuất hiện, quy mô, diễn biến sự cố đến thời điểm báo cáo. Ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
+ Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I, ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
+ Công tác khắc phục hậu quả: nêu rõ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm báo cáo bao gồm:
+ Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản;
+ Công tác khắc phục, sửa chữa công trình. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai và công trình giao thông: nêu rõ các hình thức xử lý; kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo và dự kiến thời gian hoàn thành;
+ Công tác hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).
- Đề xuất, kiến nghị
Nêu rõ các nội dung kiến nghị để ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
(2) Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai
- Tình hình thiên tai: Tóm tắt tình hình, diễn biến thiên tai từ khi xuất hiện đến khi kết thúc.
- Công tác chỉ huy ứng phó: Tóm tắt công tác chỉ huy ứng phó của các cấp, các ngành trong quá trình xảy ra thiên tai.
- Kết quả triển khai công tác chỉ huy ứng phó:
Tóm tắt các kết quả đã thực hiện (nếu có) bao gồm: sơ tán, di dời dân; kêu gọi tàu thuyền; huy động lực lượng, phương tiện, vật tư và các kết quả triển khai khác (nếu có)
- Thống kê, đánh giá thiệt hại:
+ Phần trình bày: Thống kê đánh giá tình hình thiệt hại thông qua các chỉ tiêu chính gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.
+ Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Công tác khắc phục hậu quả:
Tóm tắt kết quả khắc phục hậu quả bao gồm: tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản; khắc phục sự cố công trình; hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).
- Tồn tại, kiến nghị
+ Những nội dung còn tồn tại cần rút kinh nghiệm đối với các cấp, các ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thông qua công tác phòng, chống với đợt thiên tai trên;
+ Kiến nghị những nội dung vượt quá khả năng thực hiện của địa phương;
Đối với các loại thiên tai xảy ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, Báo cáo nhanh đã thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin nêu trên thì được coi là Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai.
(3) Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm)
- Tóm tắt tình hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, trong đó nêu rõ đã xuất hiện bao nhiêu đợt thiên tai, số lần xuất hiện của từng loại thiên tai
- Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ việc chỉ huy, triển khai phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; kết quả đạt được.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại:
+ Phần trình bày: Thống kê đánh giá các chỉ tiêu thiệt hại chính trong thời gian báo cáo định kỳ: về người, về nhà ở, về giáo dục, về y tế, về nông nghiệp, về thủy lợi, về giao thông, một số chỉ tiêu khác (nếu có) và ước tổng giá trị thiệt hại.
+ Phần Biểu: Thống kê theo Biểu mẫu 07/TKTH và 08/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại bằng tiền đối với các chỉ tiêu tính ra tiền.
- Đánh giá về công tác phòng, chống thiên tai.
+ Những nội dung đã đạt được.
+ Những nội dung còn tồn tại.
+ Bài học kinh nghiệm.
- Công tác triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới: Nêu những nhiệm vụ chủ yếu sẽ triển khai trong giai đoạn tới (06 tháng cuối năm, năm tiếp theo kỳ báo cáo).
- Đề xuất, kiến nghị.
Gửi báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua những hình thức nào?
Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:
Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do cơ quan có thẩm quyền lập phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua các hình thức sau:
1. Đối với Báo cáo nhanh: Gửi qua fax, thư điện tử, hoặc bằng các phương tiện nhanh nhất có thể.
2. Đối với Báo cáo tổng hợp đợt, Báo cáo định kỳ và các báo cáo khác: Gửi qua đường bưu điện, fax, thư điện tử.
Căn cứ trên quy định báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do cơ quan có thẩm quyền lập phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua các hình thức sau:
- Đối với Báo cáo nhanh: Gửi qua fax, thư điện tử, hoặc bằng các phương tiện nhanh nhất có thể.
- Đối với Báo cáo tổng hợp đợt, Báo cáo định kỳ và các báo cáo khác: Gửi qua đường bưu điện, fax, thư điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?