Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai ký tên, đóng dấu? Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán?
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai ký tên, đóng dấu?
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.
Theo quy định nêu trên thì báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai ký tên, đóng dấu? Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có giá trị pháp lý như thế nào?
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán được quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Căn cứ trên quy định báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
(1) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện:
- Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước;
- Chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;
- Dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
(2) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
(3) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
(4) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán đúng không?
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ được quy định theo Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) như sau:
Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
...
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo quy định thì Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 50 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?