Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại TP.HCM sẽ do ai thực hiện khi doanh nghiệp trụ sở tại Hà Nội?
- Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại TP.HCM sẽ do ai thực hiện khi doanh nghiệp trụ sở tại Hà Nội?
- Doanh nghiệp trụ sở tại Hà Nội, chi nhánh tại TP.HCM thì có được quyền thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không?
- Nhà nước có chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động hay không?
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại TP.HCM sẽ do ai thực hiện khi doanh nghiệp trụ sở tại Hà Nội?
Việc sử dụng người lao động nước ngoài được căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng doanh nghiệp cần phải xác định chủ thể sử dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam để tiến hành việc báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trụ sở tại Hà Nội, chi nhánh tại TP.HCM thì có được quyền thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
…
b) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác và người sử dụng lao động quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định này có thể lựa chọn thực hiện việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Như vậy, doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, chi nhánh tại TP.HCM được quyền lựa chọn thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhà nước có chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?