Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì? Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công mới nhất hiện nay?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư được giải thích tại khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đó, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công phải có nội dung nào?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công phải có các nội dung được quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Như vậy, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công phải có nội dung sau đây:
- Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
- Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
- Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
- Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
- Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
- Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo mẫu số 2 Phụ lục II Mẫu tờ trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo có đề xuất trương đầu tư, dự án đầu tư công; báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; nghị quyết, quyết định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án kèm theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định về mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công như sau:
Tải mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công mới nhất năm 2023. Tải về
Trong mẫu báo cáo này thì chương trình phải có các thông tin sau:
1. Tên chương trình:
2. Chủ chương trình:
3. Đối tượng thụ hưởng của chương trình:
4. Địa điểm thực hiện chương trình:
5. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn:
- Nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
- Nguồn vốn sự nghiệp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
- Nguồn vốn khác (nếu có):
6. Thời gian thực hiện:
7. Cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:
8. Các thông tin khác (nếu có)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?