Bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu theo Tiêu chuẩn quốc gia 12257 được hiểu như thế nào?
Bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu theo Tiêu chuẩn quốc gia 12257 được hiểu như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12257:2018 (ISO 18604:2013) này quy định các yêu cầu cho bao bì được phân loại là có thể thu hồi dưới dạng tái chế vật liệu mà vẫn phù hợp với sự phát triển liên tục của cả công nghệ bao bì và công nghệ thu hồi và thiết lập quy trình đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12257:2018 (ISO 18604:2013) này không đưa ra cơ sở đáp ứng các yêu cầu. Trình tự áp dụng tiêu chuẩn này được nêu trong TCVN 12254 (ISO 18601).
Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12257:2018 (ISO 18604:2013) này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 12254 (ISO 18601), ISO 21067 và các thuật ngữ, định nghĩa sau tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12257:2018 (ISO 18604:2013) cụ thể:
1) Bao bì rỗng (empty packaging)
Trong trường hợp thông thường và có thể dự đoán trước, bao bì rỗng là khi tất cả các phần còn lại của sản phẩm có thể được lấy ra bởi bên dỡ hàng theo cách thức thông dụng đối với loại bao bì đó.
2) Nguyên liệu thô ban đầu [primary (virgin) raw material]
Vật liệu chưa từng được chế biến thành bất kỳ dạng nào của sản phẩm sử dụng.
3) Tái chế vật liệu (material recycling)
Thông qua quá trình sản xuất, chế biến lại vật liệu bao bì đã sử dụng thành sản phẩm, bộ phận cấu thành sản phẩm, hoặc nguyên liệu thứ cấp (tái chế), không bao gồm thu hồi năng lượng và sử dụng sản phẩm làm nhiên liệu.
CHÚ THÍCH Tái chế trong tiêu chuẩn này đề cập đến việc tái chế vật liệu. Các lựa chọn khác đối với tái chế hoặc thu hồi không được xem xét trong tiêu chuẩn này.
4) Đơn vị bao bì (packaging unit)
Đơn vị sản phẩm thực hiện chức năng của bao bì như chứa đựng, bảo vệ, bốc xếp, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và trình bày hàng hóa.
CHÚ THÍCH Trong tiêu chuẩn này đơn vị bao bì là chủ thể cần phân tích.
5) Quá trình tái chế (recycling process)
Quá trình chế biến vật lý hoặc hóa học biến đổi bao bì đã sử dụng được thu gom và phân loại, trong một số trường hợp cùng với vật liệu khác, để tạo thành các nguyên liệu thứ cấp (tái chế), sản phẩm hoặc chất, không bao gồm thu hồi năng lượng và sử dụng sản phẩm làm nhiên liệu.
6) Có thể tái chế (recyclable)
Đặc tính của sản phẩm, bao bì hoặc bộ phận kèm theo, có thể được tách ra từ dòng thải thông qua các chương trình và quá trình sẵn có và có thể được thu gom, chế biến và đưa vào sử dụng ở dạng vật liệu hoặc sản phẩm.
[NGUỒN: TCVN ISO 14021 (ISO 14021), cách dùng thuật ngữ 7.7.1]
7) Nhà cung cấp (supplier)
Thực thể có trách nhiệm đưa bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện ra thị trường.
CHÚ THÍCH Thuật ngữ "nhà cung cấp" theo cách sử dụng thông thường có thể liên quan đến các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong tiêu chuẩn này, "nhà cung cấp" liên quan đến điểm bất kỳ trong chuỗi cung ứng mà tại đó xảy ra hoạt động có liên quan đến bao bì hoặc hàng hóa đã đóng kiện.
[NGUỒN: TCVN 12254 (ISO 18601), định nghĩa 3.22]
8) Bộ phận bao bì (packaging component)
Phần của bao bì có thể tách rời bằng tay hoặc bằng các phương pháp vật lý đơn giản.
[NGUỒN: TCVN 12254 (ISO 18601), định nghĩa 3.11]
Bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu (Hình từ Internet)
Bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Yêu cầu của bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12257:2018 (ISO 18604:2013) quy định như sau:
1) Áp dụng
Việc áp dụng tiêu chuẩn này cho bao bì cụ thể bất kỳ phải theo quy định trong TCVN 12254 (ISO 18601).
2) Đánh giá bao bì
Nhà cung cấp phải chứng minh các quy trình trong Phụ lục A và Phụ lục B đã được tuân thủ để đạt được thiết kế cuối cùng của bao bì hoàn chỉnh sao cho một tỷ lệ phần trăm nhất định của vật liệu bao bì được coi là có thể tái chế.
3) Công bố tỷ lệ phần trăm có thể tái chế
Bao bì có thể sử dụng nhiều loại vật liệu với tỷ lệ tương đối khác nhau từ các bộ phận và thành phần nhỏ, thường được thể hiện trên nhãn mác và nắp, đến những tỷ lệ lớn trong bao bì đa vật liệu.
Nhà cung cấp phải công bố tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của đơn vị bao bì có thể tái chế, xác định (các) dòng tái chế vật liệu dự kiến. Ví dụ về việc đưa ra công bố này được nêu trong Phụ lục C.
4) Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
Nhà cung cấp phải chuẩn bị tài liệu thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu trong 4.2 và 4.3.
5) Lập tài liệu hỗ trợ
Việc đánh giá phải được lập tài liệu và ví dụ về cấu trúc của tài liệu như vậy được nêu trong Phụ lục C và ví dụ được nêu trong Phụ lục D.
Quy trình đánh giá bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu thực hiện như thế nào?
Quy trình đánh giá bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu theo Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12257:2018 (ISO 18604:2013) quy định như sau:
1) Mục tiêu
Để xác định tiêu chí cần phải quan tâm khi đánh giá sự phù hợp của bao bì đối với việc tái chế vật liệu. Các tiêu chí cho tái chế phải được xem xét trong bối cảnh bao gồm tất cả các khía cạnh, từ thiết kế, sản xuất, sử dụng qua thu gom và phân loại đến khi bao bì được thu hồi thông qua tái chế vật liệu, cũng như sự phát triển của các công nghệ tái chế.
Bối cảnh này được minh họa và kiểm tra thuận tiện thông qua sự tiếp cận dưới dạng ma trận được nêu trong Bảng A.1, trong đó đưa ra hướng dẫn để chi tiết hóa các yêu cầu thực tiễn cho bao bì có thể thu hồi dưới dạng tái chế vật liệu.
Các ô tương ứng trong Bảng A.1 nêu rõ sự tương tác giữa các giai đoạn của vòng đời sản phẩm và tiêu chí cho bao bì có thể tái chế.
2) Kiểm soát kết cấu/thành phần và gia công bao bì
- Đảm bảo thiết kế của bao bì đã xem xét các khía cạnh quan trọng đối với việc tái chế vật liệu dùng để sản xuất bao bì.
- Kiểm soát việc lựa chọn nguyên liệu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất/đóng gói/làm đầy và nếu được, cả công đoạn thu gom/phân loại để bảo đảm quá trình tái chế không bị tác động tiêu cực.
3) Sự phù hợp với công nghệ tái chế vật liệu sẵn có
- Đảm bảo thiết kế của bao bì có sử dụng các vật liệu hoặc tổ hợp vật liệu phù hợp, tương thích với các công nghệ tái chế công nghiệp tương ứng đã biết và sẵn có trong khi vẫn ghi nhận được mối quan hệ với các tiêu chuẩn nêu tại 4.1.
CHÚ THÍCH Việc phát triển và đưa ra thị trường những vật liệu và hệ thống bao bì mới có thể sớm hơn sự giới thiệu các quá trình tái chế phù hợp. Người ta nhận thấy việc phát triển và mở rộng những quá trình tái chế như vậy cần có một khoảng thời gian vì cần có sự xem xét có tính đến tác động lên việc thu gom và quá trình tái chế hiện có.
- Thiết lập hệ thống sao cho đảm bảo những phát triển mới của công nghệ phù hợp dùng để tái chế vật liệu sử dụng trong bao bì được giám sát, ghi lại và các ghi chép đó là sẵn có để thiết kế.
4) Chất thải ra môi trường của quá trình tái chế bao bì sau sử dụng
Cần lưu ý đến những thay đổi tiềm ẩn của các chất thải ra môi trường phát sinh từ bao bì đã sử dụng hoặc sản phẩm còn lại trong quá trình tái chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?