Bằng lái xe A1 là gì? Có bằng lái xe A1 nhưng không mang theo khi điều khiển xe máy lưu thông trên đường sẽ bị phạt 200.000 đồng?
Bằng lái xe A1 là gì? Thời hạn tồn tại của bằng lái xe A1 là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.”
Theo đó, bằng lái xe A1 hay còn gọi là giấy phép lái xe A1 là chứng chỉ cho phép một cá nhân được phép tham gia lưu thông, vận hành xe máy (xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật) trên đường, do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chỉ khi được cấp bằng lái xe, người điều khiển phương tiện mới đủ điều kiện về mặt pháp lý để tham gia giao thông.
Căn cứ Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định về thời hạn bằng lái xe, theo đó:
- Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe là không thời hạn.
Hồ sơ và mức phí thi bằng lái xe A1 hiện nay?
- Khi đi thi bằng lái xe A1 cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
+ 4 ảnh thẻ 3x4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương.
+ Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng.
+ Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2.
+ Đơn đăng ký thi bằng lái xe.
+ Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người thi bằng lái xe có thể nộp tại các trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch mà không cần phải mua hồ sơ.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT về Xây dựng mức thu học phí như sau:
“Điều 2. Xây dựng mức thu học phí
1. Mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được xây dựng theo từng hạng giấy phép lái xe quy định tại điều 59 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 trên cơ sở các học phần, gồm:
a) Lý thuyết.
b) Thực hành lái xe.
2. Mức thu học phí ôn tập để thi cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được xây dựng trên cơ sở các học phần, gồm:
a) Lý thuyết.
b) Thực hành lái xe.
3. Mức thu học phí bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ được xây dựng theo quy định tại điều 62 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 trên cơ sở số tiết học quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ.
4. Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần báo cáo Bộ chủ quản hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc các Bộ), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe thuộc địa phương, bao gồm cả các cơ sở ngoài công lập) để theo dõi. Các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này; trường hợp cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng quy định, thực hiện xử lý theo quy định.
5. Mức thu học phí của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải xây dựng ổn định tối thiểu cho 1 khóa đào tạo (trừ trường hợp phải điều chỉnh do giá xăng, dầu quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này).
6. Mức thu học phí lái xe đơn vị phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học.”
Theo đó, lệ phí đăng ký dự thi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, chương trình học,…Do đó mức học phí có thể khác nhau giữa các trung tâm tổ chức đào tạo và thi bằng lái xe A1.
Thông thường mức học phí thi bằng lái xe sẽ giao động trong khoảng:
+ Học phí: Dao động trong khoảng từ 100.000 đến 160.000 đồng.
+ Lệ phí thi: Dao động trong khoảng 295.000 đến 450.000 đồng.
+ Lệ phí cấp phát bằng dao động trong khoảng 135.000 đồng.
Như vậy khi đi thi bằng lái xe, bạn có thể phải đóng từ 550.000 đồng đến 750.000.
Bằng lái xe A1 là gì? Có bằng lái xe A1 nhưng không mang theo khi điều khiển xe máy lưu thông trên đường sẽ bị phạt 200.000 đồng?
Xử phạt hành chính khi lái xe mà không mang theo bằng lái xe A1?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
[…]
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
[…]
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).”
Như vậy, trong trường hợp của bạn điều khiển xe máy nhưng không mang giấy phép lái xe A1 thì bạn bị phạt tiền đến 200.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?