Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới?
- Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới?
- Nguyên tắc thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là gì?
- Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền gì trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới?
Căn cứ theo Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Bảng giá đất
1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;
c) Tính thuế sử dụng đất;
d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;
đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
e) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
g) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai;
h) Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân;
...
Như vậy, theo quy định trên thì bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới? (hình từ internet)
Nguyên tắc thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là gì?
Căn cứ theo Điều 224 Luật Đất đai 2024 thì việc thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải tuân thủ nguyên tắc:
(1) Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
(2) Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
(3) Tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
(4) Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng hình thức trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
(5) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:
- Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
- Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền gì trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, khoản 10 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.