Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không? Câu hỏi của anh Y.T.T đến từ TP.HCM.

Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?

Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai như sau:

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Quyết định này.
2. Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên và cấp độ rủi ro thiên tai quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết định này.
3. Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ban hành các bản tin động đất, cảnh báo sóng thần và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 8 đến khoản 10 Điều 3 Quyết định này.
4. Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai do các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này ban hành là bản tin chính thức, được sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Việt Nam.

Như vậy, bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ban hành là bản tin chính thức, được sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Việt Nam.

Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?

Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không? (Hình từ Internet)

Tổng cục Khí tượng Thủy văn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Khí tượng Thủy văn trong việc thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 10/2023/QĐ-TTg năm 2023; cụ thể như sau:

- Quản lý, hướng dẫn việc lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, hướng dẫn việc lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục phải lồng ghép theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thu thập thông tin phục vụ đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai; theo dõi, hướng dẫn việc cung cấp, xác nhận nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia, giám sát biến đổi khí hậu;

- Tổ chức, tiếp nhận, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn do các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của pháp luật; tiếp nhận thông tin phản hồi về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, cấp độ rủi ro thiên tai của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân theo quy định;

- Xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống thông tin phục vụ điều tra, khảo sát, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai trong mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia.

Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật phòng, chống thiên tai 2013 thì biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? Xuất hiện mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Pháp luật
Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?
Pháp luật
Trong những hoạt động về phòng, chống thiên tai thì cơ quan nào giữ vai trò chủ đạo theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
477 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào