Ban thanh tra nhân dân ở phường có vai trò gì và Ban thanh tra nhân dân ở phường hoạt động theo nguyên tắc nào?
Ban thanh tra nhân dân ở phường có vai trò gì?
Theo Điều 2 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vai trò của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở phường để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ban thanh tra nhân dân ở phường hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
Nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Như vậy, Ban thanh tra nhân dân ở phường hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Ban thanh tra nhân dân ở phường (Hình từ Internet)
Ban thanh tra nhân dân ở phường có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.
...
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở phường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở phường trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
- Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao;
- Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT 2025 xuống 8% theo Nghị định 180/2024 từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025?
- Mức xử phạt đua xe trái phép từ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Xử phạt xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thế nào?
- Việc sửa chữa công trình trong bảo trì công trình xây dựng được thực hiện khi nào? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm?
- Hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT 2025 xuống 8% từ 01/01/2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP?
- Hóa đơn GTGT có được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế không? Hóa đơn GTGT hợp lệ là hóa đơn thế nào?