Ban quản lý khu công nghiệp có còn được phép cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp không?
- Ban quản lý khu công nghiệp có còn được phép cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp không?
- Thẩm quyền cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp hiện nay thuộc về cơ quan nào?
- Ban quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề gì?
Ban quản lý khu công nghiệp có còn được phép cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp không?
Nếu như trước kia, theo quy định tại điểm a khoản 6a Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 72 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì:
6a. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các trách nhiệm sau đây:
a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động;
c) Nhận báo cáo về việc kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm;
d) Nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp
Tuy nhiên, điểm a khoản 6a Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 72 Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 14 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP:
14. Bãi bỏ một số điểm, khoản sau:
...
c) Bãi bỏ điểm a khoản 6a Điều 30 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Như vậy có thể thấy rằng, hiện nay, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ không còn quản lý việc sử dụng người lao động nước ngoài của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, Ban quản lý khu công nghiệp sẽ không còn được phép cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp theo quy định mới.
Ban quản lý khu công nghiệp có còn được phép cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp hiện nay thuộc về cơ quan nào?
Theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
Làm việc cho người sử dụng lao động quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định này do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;
Làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác và người sử dụng lao động quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định này có thể lựa chọn thực hiện việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Đồng thời, theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 11 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
6. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
Làm việc cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a, b, h, i, k, l khoản 2 Điều 2 và cơ quan, tổ chức quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập;
Làm việc cho người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác và người sử dụng lao động quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định này có thể lựa chọn thực hiện việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng thẩm quyền cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp hiện nay thuộc về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Ban quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
...
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
...
n) Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
o) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;
p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
Như vậy, Ban quản lý khu công nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình:
- Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế;
- Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Hoạt động của dự án đầu tư;
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?