Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không? Tối đa bao nhiêu Phó Trưởng ban?
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 07/2017/QĐ-UBND quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các hoạt động của Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Khu Công nghệ cao) theo quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Ban Quản lý) có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng; Được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước; Có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở làm việc của Ban Quản lý đặt tại Lô T2-3, đường D1, phường Tân Phú, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Quản lý có tên gọi bằng tiếng Anh là Board of Management of Saigon Hi-tech Park.
Như vậy, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Ban Quản lý) có tư cách pháp nhân.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không? Tối đa bao nhiêu Phó Trưởng ban? (hình từ internet)
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM có tối đa bao nhiêu Phó trưởng ban?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 07/2017/QĐ-UBND quy định như sau:
Lãnh đạo
1. Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 04 Phó Trưởng ban.
2. Trưởng ban Ban Quản lý quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Trưởng ban Ban Quản lý chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý. Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban Quản lý;
4. Việc bổ nhiệm Trưởng ban và Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật; việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định này thì Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Tp.HCM có tối đa 04 Phó Trưởng ban.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Tp.HCM thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nào về quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng?
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 07/2017/QĐ-UBND quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
5. Về quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng
a) Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chung trong Khu Công nghệ cao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chỉ đạo lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng; Thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết theo ủy quyền; Tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
c) Tổ chức lập, phê duyệt, quản lý, giám sát và thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng.
d) Thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi: Chứng chỉ quy hoạch, Giấy phép quy hoạch và Giấy phép xây dựng theo phân cấp, ủy quyền; Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng.
đ) Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các dự án đầu tư xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng tại Khu Công nghệ cao theo phân cấp, ủy quyền.
e) Có ý kiến về xây dựng các công trình cấp điện, nước, bưu chính viễn thông ngoài địa giới Khu Công nghệ cao do các doanh nghiệp chuyên ngành thực hiện để phù hợp với quy hoạch và tiến độ xây dựng Khu Công nghệ cao.
g) Bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp các dịch vụ theo đúng các hợp đồng với nhà đầu tư các dự án.
h) Hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh, khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Nhà nước; Thỏa thuận mức thu tiền sử dụng, dịch vụ liên quan tới hạ tầng theo quy định.
i) Trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng và duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư tại Khu Công nghệ cao.
k) Lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng tại Khu Công nghệ cao.
...
Như vậy, trong quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng tại KCNC, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM có các nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?