Ban Quản lý Khu công nghệ cao là cơ quan nào và do ai quyết định thành lập? Cơ cấu tổ chức của Ban được quy định thế nào?
Ban Quản lý Khu công nghệ cao là cơ quan nào và do ai quyết định thành lập?
Căn cứ Điều 34 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định như sau:
Ban Quản lý Khu công nghệ cao
Ban Quản lý Khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động trong Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Ban Quản lý Khu công nghệ cao có tổ chức và biên chế trực thuộc cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao, được sử dụng con dấu có hình quốc huy, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tài khoản cấp một và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Chiếu theo quy định này thì Ban Quản lý Khu công nghệ cao la cơ quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động trong Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu công nghệ cao có tổ chức và biên chế trực thuộc cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao, được sử dụng con dấu có hình quốc huy, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tài khoản cấp một và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Ban Quản lý Khu công nghệ cao là cơ quan nào và do ai quyết định thành lập? Cơ cấu tổ chức của Ban được quy định thế nào? (hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu công nghệ cao được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 35 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 112 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu công nghệ cao
1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch:
ưa) Quản lý việc thực hiện quy hoạch chung của Khu công nghệ cao và quy hoạch chi tiết các khu chức năng.
b) Lập kế hoạch phát triển Khu công nghệ cao 5 năm và hàng năm trình cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao được phê duyệt.
2. Vận động đầu tư, quản lý đầu tư và xây dựng
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động, xúc tiến đầu tư;
b) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện các thẩm quyền khác của cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy chế lựa chọn nhà đầu tư do Trưởng Ban quản lý khu công nghệ cao ban hành trên cơ sở lựa chọn áp dụng các điều, khoản của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan. Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 29 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2020, được Ban quản lý khu công nghệ cao giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và triển khai dự án theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư;
d) Quyết định các dự án đầu tư nhóm B và C đối với các hạng mục đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo ủy quyền của cơ quan chủ quản khu công nghệ cao;
đ) Tổ chức xây dựng và khai thác các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao.
e) Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao;
g) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án đầu tư trong khu công nghệ cao.
3. Quản lý đất đai:
Thực hiện việc quản lý đất đai trong Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
4. Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao trình cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao phê duyệt.
5. Tổ chức và quản lý các dịch vụ trong Khu công nghệ cao.
6. Báo cáo định kỳ, đột xuất với Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của Khu công nghệ cao.
Theo đó, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý quy hoạch, kế hoạch; vận động đầu tư, quản lý đầu tư và xây dựng Khu công nghệ cao và những nhiệm vụ, quyền hạn khác do luật định.
Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu công nghệ cao được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 36 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu công nghệ cao như sau:
- Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu công nghệ cao gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban, văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp và Công ty phát triển Khu công nghệ cao.
- Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao. Các Phó trưởng ban do Thủ trưởng cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
- Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?