Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế hoạt động Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 572/QĐ-BNN-TT năm 2014, có quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Ban điều phối làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc tập thể các vấn đề liên quan trên cơ sở kết luận được trên 50 % thành viên tán thành. Mỗi thành viên hoặc đại diện chính thức sẽ có 01 phiếu bầu trong các quyết định của Ban
a) Mỗi năm, Ban tổ chức họp các thành viên 02 lần để báo cáo kết quả hoạt động, phê duyệt Kế hoạch 6 tháng tiếp theo; có thể triệu tập họp bất thường theo yêu cầu của Trưởng Ban; Thời gian họp sẽ được thông báo trước ít nhất 02 tuần để các thành viên sắp xếp tham gia hoặc cử người thay thế phù hợp;
b) Trước cuộc họp của Ban, các thành viên của Ban tổ chức họp với nhóm tác nhân do mình đại diện và các tiểu ban tổ chức họp với đại diện liên quan trong lĩnh vực để thảo luận, thống nhất trước nội dung, đồng thời có ý kiến trực tiếp tại cuộc họp của Ban, nếu phát sinh yêu cầu mới;
c) Tài liệu cuộc họp Ban được gửi trước ít nhất 01 tuần cho các thành viên trước khi cuộc họp diễn ra.
2. Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban dựa trên kinh phí lồng ghép của Bộ, Cục, Vụ, Viện và các cơ quan có đại diện tham gia Ban điều phối, hỗ trợ của các thành viên, nhà tài trợ...
3. Các tiểu ban chủ động bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc tập thể các vấn đề liên quan trên cơ sở kết luận được trên 50 % thành viên tán thành. Mỗi thành viên hoặc đại diện chính thức sẽ có 01 phiếu bầu trong các quyết định của Ban.
Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 572/QĐ-BNN-TT năm 2014, có quy định về nhiệm vụ của Ban điều phối như sau:
Nhiệm vụ của Ban điều phối
1. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng về chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và môi trường.
2. Giúp Bộ trưởng triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình phát triển ngành hàng cà phê, quy hoạch phát triển bền vững ngành cà phê theo Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động và nguồn lực của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu thụ và kinh doanh cà phê theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp, chia sẻ thông tin, tổ chức xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công - tư và nâng cao năng lực cho các đối tác trong ngành cà phê theo sự phân công của Bộ trưởng.
5. Tham gia Tổ chức Cà phê Thế giới theo phân công của Bộ trưởng.
Như vậy, thì Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Văn phòng Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy chế hoạt động Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 572/QĐ-BNN-TT năm 2014, có quy định về văn phòng Ban Điều phối như sau:
Văn phòng Ban Điều phối
1. Văn phòng Ban điều phối bao gồm: một số công chức, viên chức của Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và chuyên gia hỗ trợ khi cần thiết, được phân công nhiệm vụ theo quyết định của Ban điều phối.
Số lượng thành viên và chuyên gia của Văn phòng Ban điều phối có thể thay đổi theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
2. Nhiệm vụ của Văn phòng Ban điều phối
a) Thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông, hợp tác quốc tế;
b) Thực hiện các công việc hành chính (công văn, hồ sơ, tổ chức họp, hội thảo...);
c) Tổng hợp báo cáo và kế hoạch về hoạt động và tài chính của Ban;
d) Quản lý các nguồn tài chính theo đúng quy định pháp luật về tài chính, kế toán.
Như vậy, theo quy định trên thì văn phòng Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam có những nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông, hợp tác quốc tế;
- Thực hiện các công việc hành chính (công văn, hồ sơ, tổ chức họp, hội thảo...);
- Tổng hợp báo cáo và kế hoạch về hoạt động và tài chính của Ban;
- Quản lý các nguồn tài chính theo đúng quy định pháp luật về tài chính, kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?