BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 572/QĐ-BNN-TT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 03
năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
thành lập Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng
trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động
của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng
trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và tổ chức, cá
nhân liên quan, các thành viên Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát;
- Các thành viên Ban điều phối;
- Lưu: VT, BĐP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ
VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định 572/QĐ-BNN-TT
ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam (sau
đây gọi tắt là Ban điều phối) được thành lập theo Quyết định số
1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
- Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam
Coffee Coordination Board.
- Tên viết tắt: VCCB.
Văn phòng của Ban điều phối đặt tại Cục
Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có trụ sở tại số 02 Ngọc Hà,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điều 2. Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam chịu
sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Điều 3. Tổ chức và hoạt động của Ban điều phối Ngành
hàng cà phê thực hiện theo các quy định của Quy chế này, Quy chế làm việc của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quy định của pháp luật và các Điều ước
quốc tế có liên quan.
Chương 2
NHIỆM VỤ CỦA BAN
ĐIỀU PHỐI
Điều 4. Nhiệm vụ
của Ban điều phối
1. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng
về chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt
Nam theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm,
nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và
môi trường.
2. Giúp Bộ trưởng triển khai thực hiện
chính sách, chiến lược, chương trình phát triển ngành hàng cà phê, quy hoạch
phát triển bền vững ngành cà phê theo Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT ngày
21/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Quy hoạch
phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng chỉ đạo,
điều hòa, phối hợp hoạt động và nguồn lực của các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện các nhiệm
vụ về quy hoạch sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu thụ và kinh doanh cà phê
theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp, chia sẻ thông tin, tổ chức
xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công - tư và nâng
cao năng lực cho các đối tác trong ngành cà phê theo sự phân công của Bộ trưởng.
5. Tham gia Tổ chức Cà phê Thế giới
theo phân công của Bộ trưởng.
Chương 3
CƠ CẤU TỔ CHỨC,
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 5. Cơ cấu tổ
chức
1. Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt
Nam gồm Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban và các thành viên.
a) Trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách lĩnh vực trồng trọt.
b) Phó Trưởng Ban: Cục trưởng Cục Trồng
trọt; Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông
thôn.
c) Ủy viên Ban điều phối:
- 01 đại diện Vụ Kế hoạch;
- 01 đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế;
- 01 đại diện Cục Chế biến, Thương mại
Nông lâm thủy sản và Nghề muối.
d) Mời đại diện các cơ quan, tổ chức
sau đây tham gia làm Ủy viên Ban điều phối:
- 01 đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk;
- 01 đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
- 01 đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca
cao Việt Nam (VICOFA);
- 02 đại diện Doanh nghiệp cà phê
trong nước trên cơ sở kết quả bầu đại diện của các doanh nghiệp trong nước, 2
năm một lần;
- 02 đại diện Doanh nghiệp cà phê
ngoài nước trên cơ sở kết quả bầu đại diện của các doanh nghiệp ngoài nước, 2
năm một lần;
- 01 đại diện người sản xuất cà phê tỉnh
Đắc Lắc trên cơ sở kết quả bầu đại diện người sản xuất cà
phê tại tỉnh, 2 năm một lần;
- 01 đại diện người sản xuất cà phê tỉnh
Lâm Đồng, trên cơ sở kết quả bầu đại diện người sản xuất
cà phê tại tỉnh, 2 năm một lần.
2. Các tiểu ban chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt
Nam có 3 tiểu ban giúp việc:
- Tiểu ban Sản xuất;
- Tiểu ban Chế biến và Thương mại;
- Tiểu ban Chính sách và Bền vững;
b) Nhân sự tiểu ban:
- Lãnh đạo tiểu ban
+Tiểu ban Sản xuất: do Cục trưởng Cục
trồng trọt làm Trưởng Tiểu ban và đại diện của công ty
Nestle Việt Nam làm Phó trưởng Tiểu ban.
+ Tiểu ban Chế biến và Thương mại: do
lãnh đạo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối làm Trưởng Tiểu
ban và đại diện của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam làm Phó trưởng Tiểu ban;
+ Tiểu ban Chính sách và Bền vững: do
Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn làm Trưởng Tiểu ban và đại diện của Tổ chức Sáng kiến Thương mại
Bền vững Hà Lan làm Phó trưởng Tiểu ban.
- Các thành viên trong Tiểu ban: do
các Trưởng Tiểu ban đề xuất và được Ban điều phối mời dựa trên sự tham gia tự
nguyện của các thành viên. Các thành viên có thể bao gồm đại diện không thuộc
Ban điều phối như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư,...
3. Giúp việc cho Ban điều phối có Văn
phòng.
4. Thành viên Ban điều phối có thể được
điều chỉnh, bổ sung hàng năm theo điều kiện tình hình thực tế và được Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT phê chuẩn.
Điều 6. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Trưởng Ban điều phối
1. Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của
Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.
2. Phê duyệt Quy chế hoạt động, Kế
hoạch hoạt động hàng năm của Ban điều phối; ủy quyền cho 02 Phó
trưởng Ban quyết định thành lập Văn phòng Ban điều phối;
ban hành các văn bản triển khai thực hiện Kế hoạch của
Ban.
3. Thực hiện công tác Hợp tác quốc tế.
Điều 7. Nhiệm vụ,
quyền hạn của các Phó Trưởng Ban
1. Nhiệm vụ chung của các Phó Trưởng
ban:
a) Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo
các hoạt động thường xuyên của Ban điều phối theo Kế hoạch hoạt động hàng năm
đã được phê duyệt;
b) Thành lập Văn phòng điều phối.
2. Cục trưởng Cục Trồng trọt:
a) Phụ trách, theo dõi hoạt động của
Tiểu ban Sản xuất và Tiểu ban Chế biến và Thương mại;
b) Chỉ đạo hoạt động của Văn phòng
Ban điều phối.
3. Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến
lược PTNNNT
Phụ trách, theo dõi hoạt động của Tiểu
ban Chính sách và Bền vững.
Điều 8. Nhiệm vụ,
quyền hạn của các thành viên Ban điều phối
1. Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng
ban, Phó Trưởng ban và Trưởng Tiểu ban phân công, không giới hạn ở các nhiệm vụ
sau:
a) Đại diện Vụ Kế hoạch: theo dõi, điều
phối công tác lập đề án, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến phát triển ngành
hàng cà phê;.
b) Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế: theo
dõi, đề xuất triển khai các nhiệm vụ và hoạt động của Ban
điều phối về hợp tác quốc tế trong ngành hàng cà phê;
c) Đại diện Cục Chế biến, Thương mại
Nông lâm thủy sản và Nghề muối - Trưởng Tiểu ban Chế biến
và Thương mại: theo dõi, điều phối các hoạt động liên quan đến chế biến và
thương mại ngành hàng cà phê;
d) Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk: chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ
và hoạt động của Ban điều phối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
e) Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng: chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ
và hoạt động của Ban điều phối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
f) Đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao
Việt Nam (VICOFA): theo dõi, đề xuất, điều phối thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động
của Ban điều phối tại Hiệp hội và các đơn vị thành viên;
g) Đại diện doanh nghiệp cà phê trong
nước: kết nối các doanh nghiệp cà phê trong nước; đề xuất cơ chế, chính sách và
giải pháp phát triển ngành hàng cà phê;
h) Đại diện doanh nghiệp cà phê ngoài
nước: kết nối các doanh nghiệp cà phê ngoài nước; đề xuất cơ chế, chính sách và
giải pháp phát triển ngành hàng cà phê;
i) Đại diện người sản xuất cà phê tỉnh
Đắk Lắk và Lâm Đồng: kết nối những người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh; đề xuất
cơ chế, chính sách và giải pháp kỹ thuật phát triển ngành hàng cà phê.
2. Thu thập, tổng hợp thông tin, ý kiến
của các đối tác có liên quan nhằm đề xuất cơ chế, chính sách, các mô hình phát
triển bền vững, các nội dung cụ thể liên quan đến lĩnh vực và khu vực phụ
trách.
3. Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ,
hoạt động liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Điều 9. Nhiệm vụ,
quyền hạn của các Tiểu ban trực thuộc Ban điều phối
1. Giúp việc cho Ban điều phối trong
những lĩnh vực chuyên môn được giao phụ trách.
2. Đề xuất, thảo luận các vấn đề thuộc
Tiểu ban phụ trách với các nhóm tác nhân; tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động,
triển khai hoạt động của tiểu ban và báo cáo lên Ban điều phối.
3. Phản ánh đề xuất, kiến nghị của các nhóm tác nhân về các vấn đề phụ trách.
Điều 10. Văn
phòng Ban Điều phối
1. Văn phòng Ban điều phối bao gồm: một
số công chức, viên chức của Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT và chuyên gia hỗ trợ khi cần thiết, được phân công nhiệm vụ theo quyết định
của Ban điều phối.
Số lượng thành viên và chuyên gia của
Văn phòng Ban điều phối có thể thay đổi theo yêu cầu phát triển của từng giai
đoạn.
2. Nhiệm vụ của Văn phòng Ban điều phối
a) Thực hiện các hoạt động thông tin,
truyền thông, hợp tác quốc tế;
b) Thực hiện các công việc hành chính
(công văn, hồ sơ, tổ chức họp, hội thảo...);
c) Tổng hợp báo
cáo và kế hoạch về hoạt động và tài chính của Ban;
d) Quản lý các nguồn tài chính theo
đúng quy định pháp luật về tài chính, kế toán.
Chương 4
HOẠT ĐỘNG BAN ĐIỀU
PHỐI
Điều 11. Sử dụng
con dấu
1. Đối với các văn bản do Trưởng Ban điều phối ký, được sử dụng con dấu của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cục trưởng Cục Trồng trọt sử dụng
con dấu của Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và
Chiến lược PTNNNT sử dụng con dấu của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT
trong các hoạt động của Ban điều phối theo phân công trách nhiệm của Trưởng
Ban.
3. Ban được phép mở tài khoản theo
các chương trình dự án mà Ban điều phối thực hiện.
Điều 12. Nguyên
tắc hoạt động
1. Ban điều phối làm việc theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, bàn bạc tập thể các vấn đề liên quan trên cơ sở kết luận
được trên 50 % thành viên tán thành. Mỗi thành viên hoặc đại diện chính thức sẽ
có 01 phiếu bầu trong các quyết định của Ban
a) Mỗi năm, Ban tổ chức họp các thành
viên 02 lần để báo cáo kết quả hoạt động, phê duyệt Kế hoạch 6 tháng tiếp theo;
có thể triệu tập họp bất thường theo yêu cầu của Trưởng Ban; Thời gian họp sẽ
được thông báo trước ít nhất 02 tuần để các thành viên sắp xếp tham gia hoặc cử người thay thế phù hợp;
b) Trước cuộc họp của Ban, các thành
viên của Ban tổ chức họp với nhóm tác nhân do mình đại diện và các tiểu ban tổ
chức họp với đại diện liên quan trong lĩnh vực để thảo luận, thống nhất trước nội
dung, đồng thời có ý kiến trực tiếp tại cuộc họp của Ban, nếu phát sinh yêu cầu
mới;
c) Tài liệu cuộc họp Ban được gửi trước
ít nhất 01 tuần cho các thành viên trước khi cuộc họp diễn ra.
2. Nguồn kinh phí hoạt động thường
xuyên của Ban dựa trên kinh phí lồng ghép của Bộ, Cục, Vụ, Viện và các cơ quan
có đại diện tham gia Ban điều phối, hỗ trợ của các thành viên, nhà tài trợ...
3. Các tiểu ban chủ động bố trí kinh
phí hoạt động thường xuyên khi cần thiết.