Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do ai thành lập? Ban Biên tập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do ai thành lập?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2266/QĐ-BTP năm 2015 quy định về Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển như sau:
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển
1. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển (sau đây gọi tắt là Ban Biên tập) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
2. Thành viên Ban Biên tập là đại diện của các đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về hoạt động trong lĩnh vực pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là Trưởng Ban.
Theo đó, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do ai thành lập? Ban Biên tập có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2266/QĐ-BTP năm 2015 quy định Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức việc thu thập, biên tập, rà soát, xử lý thông tin; bảo đảm cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến hoạt động pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin tình hình hoạt động của các Bộ, ngành và của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Biên tập và tình hình hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Chế độ hội họp, báo cáo của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2266/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Chế độ hội họp, báo cáo
1. Ban Biên tập họp thường kỳ 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Ban biên tập họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng) hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
2. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, Ban Biên tập có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban; tình hình đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Căn cứ trên quy định về chế độ hội họp, báo cáo của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển như sau:
- Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển họp thường kỳ 6 tháng một lần.
Trường hợp cần thiết, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng) hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban; tình hình đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?