Bãi tắm biển có thể sử dụng cho những mục đích gì? Nếu không áp dụng tiêu chuẩn để quản lý bãi tắm biển sẽ có những rủi ro tiềm ẩn như thế nào?
Bãi tắm biển có thể sử dụng cho những mục đích gì?
Theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12837:2019 giải thích Bãi tắm biển như sau:
Bãi tắm biển (beach)
Khu vực tự nhiên hay nhân tạo được hình thành từ cát, sỏi, sỏi đá, đá cuội hoặc vật liệu khác, dễ tiếp cận với vùng nước và khu vực tắm, nơi có các hoạt động nghi dưỡng và dịch vụ (3.13) do đơn vị khai thác bãi tắm (3.4) cung cấp.
CHÚ THÍCH: Bãi tắm không gồm đường đi dạo, đường cho người đi bộ hoặc các loại đường tương tự kết nối đến hoặc liền kề bãi tắm.
Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12837:2019 quy định như sau:
Yêu cầu chung và hướng dẫn về quản lý bãi tắm
4.1 Khái quát
Với hàng triệu khách du lịch đến khu vực ven bờ mỗi năm, bãi tắm đang đối mặt với nhu cầu về hoạt động vui chơi giải trí ngày càng tăng. Du lịch là ngành công nghiệp đứng thứ ba trên thế giới và là ngành kinh tế chủ đạo của nhiều vùng. Do đó, có sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc sử dụng tài nguyên nước ven bờ và các khu vực bãi tắm.
Các hoạt động trên bãi tắm đang trở nên đa dạng hơn, từ đua xe chạy bằng diều tới lái xuồng cao tốc; bơi lội cho tới đua thuyền buồm và từ cưỡi ngựa cho đến các buổi tiệc nướng bãi tắm. Nhiều hoạt động, đặc biệt là các hoạt động có đông người tham gia, yêu cầu có các hình thức quản lý để làm giảm các mâu thuẫn có thể xảy ra của các nhóm người sử dụng và khắc phục những trở ngại để cung cấp nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Không chỉ những mâu thuẫn về nhu cầu của người sử dụng cần được giải quyết mà nhu cầu khác biệt của người dân địa phương và khách du lịch cũng cần được xem xét. Các yêu cầu của người dân địa phương khác với các yêu cầu của khách du lịch và cân bằng nhu cầu của riêng họ là yếu tố chính trong việc quản lý và khai thác sử dụng bãi tắm thành công.
Bãi tắm có thể sử dụng cho một số mục đích sau:
- vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng;
- bảo vệ dải ven bờ;
- tổ chức hoạt động thể thao;
- tổ chức sự kiện giáo dục, văn hóa - xã hội, tôn giáo hoặc thể thao;
- bảo tồn thiên nhiên;
- đánh bắt thủy sản;
- thực hiện hoạt động quân sự,
An ninh, an toàn là vấn đề ngày càng quan trọng ở các bãi tắm, và hiện nay, các đơn vị khai thác bãi tắm và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quan tâm nhiều hơn tới sự an toàn của con người và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Không phải tất cả các bãi tắm đều có thể dễ tiếp cận, nhưng cần được tiếp cận càng dễ càng tốt. Khi có thể, cần cho mọi người sử dụng bãi tắm tiếp cận tất cả các trang thiết bị và cơ sở vật chất bãi tắm, kể cả những người có nhu cầu cụ thể (ví dụ như bãi đỗ xe tại những khu vực quy định, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ sơ cứu, dịch vụ nhà hàng, quán bar và các thông tin hữu ích tại lối vào bãi tắm).
Theo đó, với hàng triệu khách du lịch đến khu vực ven bờ mỗi năm, bãi tắm biển đang đối mặt với nhu cầu về hoạt động vui chơi giải trí ngày càng tăng. Du lịch là ngành công nghiệp đứng thứ ba trên thế giới và là ngành kinh tế chủ đạo của nhiều vùng. Do đó, có sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc sử dụng tài nguyên nước ven bờ và các khu vực bãi tắm.
Bãi tắm biển có thể sử dụng cho một số mục đích sau:
- Vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng;
- Bảo vệ dải ven bờ;
- Tổ chức hoạt động thể thao;
- Tổ chức sự kiện giáo dục, văn hóa - xã hội, tôn giáo hoặc thể thao;
- Bảo tồn thiên nhiên;
- Đánh bắt thủy sản;
- Thực hiện hoạt động quân sự.
Bãi tắm biển (Hình từ Internet)
Nếu không áp dụng tiêu chuẩn để quản lý bãi tắm biển sẽ có những rủi ro tiềm ẩn như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12837:2019 quy định như sau:
Yêu cầu chung và hướng dẫn về quản lý bãi tắm
...
4.2 Lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn
...
4.2.2 Các rủi ro
Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khi giữ nguyên hiện trạng và không áp dụng tiêu chuẩn để quản lý bãi tắm, ví dụ như:
a) Ảnh hưởng về mặt kinh tế:
- bỏ lỡ sự cạnh tranh với các bãi tắm lân cận;
- quy hoạch phát triển du lịch bãi tắm không tốt: cảnh quan, quang cảnh nhìn ra biển không hấp dẫn, công trình kỹ thuật ven bờ thiết kế không đầy đủ;
- đầu tư vào các sản phẩm du lịch nghèo nàn;
- hình ảnh tiêu cực trong truyền thông;
- quản lý cơ sử vật chất và trang thiết bị yếu kém.
b) Hệ quả về mặt xã hội:
- không đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng;
- vấn đề về sức khỏe và an toàn như tai nạn, bệnh tật;
- vấn đề về nhận thức như người dân định cư xa bãi tắm;
- có hoạt động tội phạm và hành vi quấy nhiễu;
- quản lý quy hoạch không tốt;
- ô nhiễm.
Như vậy, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khi giữ nguyên hiện trạng và không áp dụng tiêu chuẩn để quản lý bãi tắm biển, ví dụ như:
- Ảnh hưởng về mặt kinh tế:
+ Bỏ lỡ sự cạnh tranh với các bãi tắm lân cận;
+ Quy hoạch phát triển du lịch bãi tắm không tốt: cảnh quan, quang cảnh nhìn ra biển không hấp dẫn, công trình kỹ thuật ven bờ thiết kế không đầy đủ;
+ Đầu tư vào các sản phẩm du lịch nghèo nàn;
+ Hình ảnh tiêu cực trong truyền thông;
+ Quản lý cơ sử vật chất và trang thiết bị yếu kém.
- Hệ quả về mặt xã hội:
+ Không đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng;
+ Vấn đề về sức khỏe và an toàn như tai nạn, bệnh tật;
+ Vấn đề về nhận thức như người dân định cư xa bãi tắm;
+ Có hoạt động tội phạm và hành vi quấy nhiễu;
+ Quản lý quy hoạch không tốt;
+ Ô nhiễm.
Giữa hoạt động khai thác bãi tắm biển với quản lý mối nguy có mối quan hệ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12837:2019 quy định như sau:
Yêu cầu chung và hướng dẫn về quản lý bãi tắm
...
4.3 Mối liên hệ giữa hoạt động khai thác bãi tắm với quản lý mối nguy
Tiêu chuẩn này cung cấp cách thức tốt nhất để quy hoạch thiết kế bãi tắm phù hợp với chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ví dụ, ngập lụt và xói lở ven bờ liên tục xảy ra khi gia tăng tần suất các đợt lũ nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng khốc liệt. Mặc dù vậy, cơ sở hạ tầng bãi tắm thường chỉ bị hư hại khi chúng nằm trong khu vực có trị số biến động vùng bờ (ví dụ: xây dựng quá gần mức đỉnh triều cường). Vấn đề chính ở đây là việc thiếu các quy định chuẩn về công trình xây dựng và kiểm soát phát triển, đặc biệt liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất bãi tắm.
Đối với các hoạt động vui chơi giải trí cụ thể trên bãi tắm và hoạt động liên quan đến môi trường nước, ngoài các quy định về công trình xây dựng, khuyến nghị nên có quy định kỹ thuật tổng thể để trợ giúp các nhà xây dựng, phát triển bãi tắm trong việc quy hoạch thiết kế và quản lý bãi tắm. Tất cả các quy định kỹ thuật phải hợp lý và khoa học, do đó, cần thiết có thêm các sở cứ và/hoặc các nghiên cứu thực tế (nghĩa là việc đánh giá rủi ro bãi tắm, xem 4.5). Cần phải nêu rõ các sở cứ và/hoặc các nghiên cứu thực tế trước khi xây dựng quy định kỹ thuật.
Khuyến nghị đơn vị khai thác bãi tắm nên xây dựng quy định kỹ thuật về các khía cạnh sau:
a) hướng dẫn thiết kế tiếp cận bãi tắm;
b) hướng dẫn thiết kế và xây dựng cơ sở vật chất (dịch vụ tiện ích) bãi tắm;
c) kiểm soát các khu vực (không thuận lợi, có nguy cơ rủi ro) trên bãi tắm;
d) bảo tồn, giữ gìn môi trường bãi tắm;
e) xây dựng và quản lý các khu chức năng của bãi tắm;
f) bố trí, bảo trì và quản lý các cơ sở vật chất và trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ công cộng;
g) thông tin về an toàn bãi tắm;
h) quản lý và duy trì hiệu quả bãi tắm
Theo đó, mối liên hệ giữa hoạt động khai thác bãi tắm biển với quản lý mối nguy được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?