Bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp từ ngày 15/07/2022 nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp?
- Khu công nghiệp được xem là thành lập từ khi nào? Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập khu công nghiệp như thế nào?
- Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm những loại nào? Các trường hợp nào không cần lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung như thế nào theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP?
Khu công nghiệp được xem là thành lập từ khi nào? Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập khu công nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp như sau:
- Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
- Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định này.
- Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
- Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:
+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
+ Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy, Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà cho doanh nghiệp.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP: Bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp?
Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm những loại nào? Các trường hợp nào không cần lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định quy hoạch xây dựng khu công nghiệp như sau:
- Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm: quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần). Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại Nghị định này.
- Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt là cơ sở để:
+ Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần);
+ Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tổ chức lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Căn cứ phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch:
+ Trường hợp lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;
+ Trường hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;
+ Trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung như thế nào theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Trừ trường hợp lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựung được phê duyệt hoặc khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp của các cơ quan sau đây:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên;
+ Bộ Giao thông vận tải đối với khu công nghiệp có đấu nối vào quốc lộ;
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với khu công nghiệp có vị trí tiếp giáp khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thiên nhiên, khu du lịch cấp quốc gia trở lên;
+ Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp nằm trong các đô thị loại II;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với khu công nghiệp tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh và pháp luật về đầu tư.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp nếu không thay đổi địa bàn cấp huyện trong các trường hợp sau đây:
+ Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp nhưng không quá 2% và không quá 6 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng không quá 10% và không quá 30 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp (nếu cần) tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp; quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?