Ai lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân? Kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?
Lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Công tác chuẩn bị kết thúc các hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định chi tiết tại Điều 15 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Công tác chuẩn bị kết thúc các hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch cho việc kết thúc hoạt động ứng phó sự cố, bao gồm xây dựng các tiêu chí cho việc kết thúc hành động bảo vệ trên cơ sở các điều kiện an toàn bức xạ tại hiện trường.
2. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường, bao gồm:
a) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Cung cấp thông tin, đánh giá hậu quả phóng xạ và phi phóng xạ;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng.
Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Theo quy định trên, Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở (sau đây gọi tắt là các cấp) có trách nhiệm lập kế hoạch cho việc kết thúc hoạt động ứng phó sự cố, bao gồm xây dựng các tiêu chí cho việc kết thúc hành động bảo vệ trên cơ sở các điều kiện an toàn bức xạ tại hiện trường.
Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường, bao gồm:
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Cung cấp thông tin, đánh giá hậu quả phóng xạ và phi phóng xạ;
- Biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng.
Như vậy, lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Kết thúc các hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)
Ban chỉ huy các cấp đánh giá mức sự cố bức xạ và hạt nhân như thế nào?
Ban chỉ huy các cấp đánh giá mức sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Chấm dứt hành động bảo vệ, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:
a) Xác định thời điểm và thông báo chấm dứt hành động bảo vệ;
b) Đánh giá mức sự cố theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử và thông báo công chúng theo thẩm quyền;
c) Tổ chức việc đánh giá liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên thực hiện hoạt động phục hồi môi trường.
...
Theo đó, Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm đánh giá mức sự cố theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử 2008, cụ thể:
- Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố hạt nhân được xác định như sau:
+ Sự cố mức 1 là sự kiện bất thường vượt quá quy định, nhưng trong mức độ cho phép;
+ Sự cố mức 2 là sự cố khi thiết bị bảo vệ bị hư hại hoặc khi nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ nhưng trong giới hạn cho phép;
+ Sự cố mức 3 là sự cố nghiêm trọng, có rò rỉ chất phóng xạ, người dân bị nhiễm xạ trong giới hạn cho phép;
+ Sự cố mức 4 là tai nạn, nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ có nguy cơ tử vong, không gây tác hại ở ngoài cơ sở hạt nhân, người dân bị nhiễm xạ trong mức giới hạn cho phép;
+ Sự cố mức 5 là tai nạn, gây tác hại ở ngoài cơ sở hạt nhân, nhưng chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân không đáng kể, cần thực hiện một số biện pháp ứng phó sự cố;
+ Sự cố mức 6 là tai nạn nghiêm trọng, chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân một lượng đáng kể, cần thực hiện tất cả các biện pháp ứng phó sự cố;
+ Sự cố mức 7 là tai nạn rất nghiêm trọng, chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân rất nhiều, gây tác hại đối với con người và môi trường trên diện rộng.
Và thông báo công chúng theo thẩm quyền.
Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở quyết định kết thúc phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân khi nào?
Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở quyết định kết thúc phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Chấm dứt hành động bảo vệ, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường
...
2. Ban chỉ huy quyết định kết thúc phục hồi môi trường khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mức liều hiệu dụng tiềm năng không quá 10 mSv/năm;
b) Đã áp dụng các biện pháp phục hồi môi trường để giảm thiểu liều hiệu dụng tiềm năng.
Theo quy định trên, Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở quyết định kết thúc phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân khi mức liều hiệu dụng tiềm năng không quá 10 mSv/năm;
Đồng thời, đã áp dụng các biện pháp phục hồi môi trường để giảm thiểu liều hiệu dụng tiềm năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?