Ai có thẩm quyền xử lý người điều khiển ô tô là công chức vi phạm luật giao thông? Công chức có bị xử lý kỷ luật trong trường hợp này không?
Công chức điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định bị xử phạt có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ quy định Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Theo đó, công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức; những việc công chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Như vậy, việc công chức điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định bị xử phạt thì không bị xử lý kỷ luật.
Công chức (Nguồn ảnh: Internet)
Cảnh sát giao thông có quyền xử lý người điều khiển ô tô là công chức vi phạm luật giao thông không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
...
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo quy định trên khi áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ không phân biệt chức danh nghề nghiệp mà mọi người bình đẳng như nhau. Như vậy, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi điều khiển ô tô vượt quá tốc độ quy định của công chức.
Hành vi điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị thay thế bởi điểm c, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Theo đó, tuy vào số km người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ có mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe tương ứng theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc họp của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty? Chủ tịch Hội đồng quản trị do ai bầu?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?