Ai có thẩm quyền thực hiện đăng kiểm xe cơ giới? Điều kiện đề được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là gì?
Ai có thẩm quyền thực hiện đăng kiểm xe cơ giới?
Ai có thẩm quyền thực hiện đăng kiểm xe cơ giới? (Hình từ internet)
Theo Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới như sau:
1. Kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là chứng chỉ xác nhận đơn vị đăng kiểm đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định khi hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:
+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Theo đó, căn cứ trên quy định đơn vị đăng kiểm xe cơ giới được thành lập theo quy định của pháp luật là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng kiểm xe cơ giới.
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới thì tổ chức cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 5 Nghị định 139/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, cụ thể:
(1) Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định
- Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
- Xưởng kiểm định
+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
+ Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
+ Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
- Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
(2) Điều kiện về nhân lực
Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
+ Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
+ Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới không được thực hiện những hành vi nào theo quy định pháp luật?
Theo Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới
1. Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
3. Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
4. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
5. Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
6. Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
7. Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
8. Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Theo đó, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới không được thực hiện những hành vi sau đây trong kiểm định xe cơ giới, bao gồm:
- Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
- Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
- Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
- Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
-. Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
- Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
- Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
- Lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?
- Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
- Chủ nhật cuối cùng tháng 12 là ngày mấy? Lời chúc chủ nhật cuối cùng của năm? Tết Dương lịch được nghỉ mấy ngày?
- Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 Trường học? Tổng hợp các biểu mẫu kèm theo Mẫu Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 Trường học?
- Tiền thưởng tết 2025 của cán bộ công chức viên chức được quy định thế nào? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 ra sao?