Ai có thẩm quyền quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan? Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị gồm những giấy tờ gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan?
- Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như thế nào?
- Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị gồm những giấy tờ gì?
- Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan có tài liệu bị tiêu hủy ít nhất bao nhiêu năm?
Ai có thẩm quyền quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Lưu trữ 2011 quy định hủy tài liệu hết giá trị như sau:
Huỷ tài liệu hết giá trị
1. Thẩm quyền quyết định huỷ tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan.
b) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ các cấp quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp.
...
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan.
Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan (Hình từ Internet)
Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Lưu trữ 2011 quy định thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
Huỷ tài liệu hết giá trị
...
2. Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
a) Theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cùng cấp thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy; người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có ý kiến đối với tài liệu hết giá trị cần hủy;
Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Hội đồng xác định giá trị tài liệu hoặc ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc hủy tài liệu hết giá trị;
b) Theo đề nghị của Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử.
Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định thành lập để thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử;
...
Theo đó, thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như trên.
Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 28 Luật Lưu trữ 2011 quy định hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị như sau:
Huỷ tài liệu hết giá trị
...
4. Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị gồm có:
a) Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Danh mục tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
c) Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu;
d) Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị;
đ) Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
e) Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị;
g) Biên bản bàn giao tài liệu hủy;
h) Biên bản huỷ tài liệu hết giá trị.
...
Theo đó, hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị gồm những giấy tờ sau đây:
- Quyết định thành lập Hội đồng;
- Danh mục tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
- Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu;
- Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị;
- Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
- Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị;
- Biên bản bàn giao tài liệu hủy;
- Biên bản huỷ tài liệu hết giá trị.
Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan có tài liệu bị tiêu hủy ít nhất bao nhiêu năm?
Theo khoản 5 Điều 28 Luật Lưu trữ 2011 quy định hủy tài liệu hết giá trị như sau:
Huỷ tài liệu hết giá trị
...
5. Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu bị huỷ ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu.
Đối chiếu quy định trên, hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu bị huỷ ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?