Ai có thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên? Văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên do cơ quan nào lưu trữ?
Ai có thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên?
Thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên được quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ về việc phê chuẩn, phê duyệt, quyết định gia nhập điều ước quốc tế.
2. Chủ tịch nước ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên. Nội dung văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên bao gồm tên điều ước quốc tế, thời gian, địa điểm ký và các nội dung cần thiết khác.
Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất tiến hành thủ tục trao đổi văn kiện phê chuẩn với bên ký kết nước ngoài trong trường hợp điều ước quốc tế hai bên có quy định hoặc có thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài về việc phải hoàn thành thủ tục trao đổi văn kiện phê chuẩn để điều ước quốc tế có hiệu lực.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch nước có thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên.
Nội dung văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên bao gồm tên điều ước quốc tế, thời gian, địa điểm ký và các nội dung cần thiết khác.
Ai có thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên? (Hình từ Internet)
Văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên do cơ quan nào lưu trữ?
Việc lưu trữ văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Lưu trữ điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao lưu trữ bản chính điều ước quốc tế hai bên; bản sao điều ước quốc tế nhiều bên mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được cơ quan lưu chiểu chứng thực; văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.
2. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản chính hoặc bản sao được chứng thực và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế, giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế của phía nước ngoài theo thời hạn quy định tại Điều 26 và Điều 46 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên do Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm lưu trữ.
Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế nào?
Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế của Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
2. Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừ các điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên điều ước quốc tế được phê chuẩn, thời gian và địa điểm ký;
b) Nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên và những vấn đề cần thiết khác;
...
Như vậy, theo quy định, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
(1) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
(3) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
(4) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
(5) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?