Ai có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện?
- Ai có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện?
- Quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện căn cứ vào đâu?
- Quy trình thanh tra lại kết quả vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thanh tra như thế nào?
Ai có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện?
Căn cứ theo Điều 53 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về thẩm quyền thanh tra lại như sau:
Thẩm quyền thanh tra lại
1. Tổng Giám đốc quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của BHXH Việt Nam thực hiện hoặc do Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện và kết luận.
2. Giám đốc BHXH tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của BHXH tỉnh thực hiện.
Theo quy định trên, Tổng Giám đốc quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện hoặc do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện và kết luận.
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của BHXH tỉnh thực hiện.
Thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện (Hình từ Internet)
Quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện căn cứ vào đâu?
Theo Điều 54 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về căn cứ thanh tra lại như sau:
Căn cứ thanh tra lại
1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
2. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
3. Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
4. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
5. Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Như vậy, quyết định thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện khi có các căn cứ sau:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Quy trình thanh tra lại kết quả vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thanh tra như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Quy trình, thủ tục hồ sơ và thời hiệu, thời gian thanh tra lại
1. Quy trình, hồ sơ thực hiện cuộc thanh tra lại kết quả đã thanh tra được thực hiện như quy trình tiến hành cuộc thanh tra.
2. Thời hiệu thực hiện thanh tra lại trong thời gian không quá 01 năm kể từ khi có kết luận thanh tra.
3. Thời gian thực hiện thanh tra lại không vượt quá thời gian quy định thực hiện một cuộc thanh tra
Theo quy định trên, quy trình thực hiện cuộc thanh tra lại kết quả vụ việc do Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thanh tra được thực hiện như quy trình tiến hành cuộc thanh tra tại Mục 2 Chương IV Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 , cụ thể:
- Công bố quyết định thanh tra tại Điều 29 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu theo Điều 30 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu theo Điều 31 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
- Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Điều 32 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
- Sửa đổi, bổ sung nội dung, kế hoạch thanh tra theo Điều 33 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
- Chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 34 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
- Lập và thông qua biên bản theo Điều 35 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?