Ai có quyền quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
- Ai có quyền quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
- Thời hạn quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là bao lâu?
- Những hoạt động nào bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
Ai có quyền quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 126/2008/NĐ-CP về hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Hàng lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là giới hạn phần trên không, phần mặt đất, mặt nước, dưới mặt đất, dưới mặt nước xung quanh công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; giới hạn được tính bằng đơn vị đo lường là mét tính từ chân công trình:
a. Đối với công trình đã được văn bản pháp luật chuyên ngành quy định hành lang bảo vệ, phạm vi đảm bảo an toàn thì giới hạn cụ thể của hành lang bảo vệ là giới hạn phạm vi an toàn, cộng thêm phần gia tăng về độ cao, độ sâu, chiều dài, rộng theo đề nghị của Hội đồng thẩm định.
b. Đối với công trình mới xây dựng hoặc chưa được pháp luật quy định về hành lang bảo vệ, phạm vi bảo đảm an toàn thì phạm vi hành lang bảo vệ do Hội đồng thẩm định đề nghị.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định về phạm vi hành lang bảo vệ đối với mỗi công trình trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng thẩm định.
Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ là người có quyền quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng thẩm định.
Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Thời hạn quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là bao lâu?
Theo Điều 12 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định và 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức sao, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến các thành viên Hội đồng trước khi họp Hội đồng thẩm định 15 ngày; trường hợp cần thiết, phải tổ chức khảo sát thực tế trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Cơ quan đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho việc tiến hành khảo sát của Hội đồng.
3. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phạm vi hành lang bảo vệ công trình.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định lại, cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định và trình Chính phủ quyết định.
Theo đó, thời hạn quyết định phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định hồ sơ.
Những hoạt động nào bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cấm những hoạt động sau:
a. Xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh;
b. Sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, các vật liệu dễ gây cháy, gây nổ, vật thể bay mang lửa.
c. Canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong phạm vi 500m tính từ chân công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trở ra xung quanh;
d. Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản;
đ. Săn bắn, nổ mìn;
e. Neo đậu các phương tiện vận chuyển.
...
4. Ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải được phép của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
5. Khi có sự cố cháy, nổ hoặc nguy cơ xảy ra cháy, nổ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trên địa bàn phải phối hợp với người chỉ huy đơn vị bảo vệ tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời. Nghiêm cấm mọi cá nhân không có trách nhiệm vào khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trong thời gian có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ hoặc đang xảy ra sự cố cháy, nổ hoặc đang khắc phục sự cố cháy, nổ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Như vậy, trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia nghiêm cấm những hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 17 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?