Ai có quyền quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm? Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập dựa trên các căn cứ nào?
Ai có quyền quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.
3. Quyết định việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế căn cứ vào Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
4. Quyết định việc sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
5. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại nợ.
6. Phê duyệt đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
7. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ.
8. Quyết định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với từng chương trình, dự án.
9. Quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án.
Bên cạnh đó, điểm đ khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
đ) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, Đề án cơ cấu lại nợ, đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ, cho vay lại, cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án;
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan xây dựng chương trình quản lý nợ công 03 năm sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ai có quyền quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm?
(Hình từ Internet)
Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm như sau:
Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm:
1. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành.
2. Kế hoạch vay trả nợ công 05 năm (trường hợp thời gian 03 năm chương trình trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, định hướng quản lý nợ công giai đoạn 05 năm sau (trường hợp thời gian 03 năm chương trình có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm).
3. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công trong thời gian 03 năm kế hoạch; tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế liên quan đến dự báo trong quá trình lập chương trình quản lý nợ công 03 năm quốc gia năm trước.
Như vậy, chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập dựa trên các căn cứ kể trên.
Trình tự lập chương trình quản lý nợ công 03 năm như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về trình tự lập chương trình quản lý nợ công 03 năm như sau:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.
Bước 2: Bộ Tài chính lập chương trình quản lý nợ công 03 năm, trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bước 3: Các bộ, ngành và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc cung cấp thông tin, báo cáo phục vụ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm.
Bước 4: Căn cứ kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo Quốc hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bao gồm hạn mức bảo lãnh Chính phủ, hạn mức vay về cho vay lại năm kế hoạch, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cùng với kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.
Bên cạnh đó, Điều 13 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định việc thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, bao gồm:
+ Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm sát với tình hình thực tiễn; đánh giá thực hiện năm hiện hành, dự báo cho 02 năm tiếp theo;
+ Ưu tiên giải ngân đối với các khoản ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại; hạn chế vay theo hình thức phát hành trái phiếu (vay thương mại).
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bảo đảm:
+ Việc vay, trả nợ trong phạm vi kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm được Quốc hội quyết định;
+ Đánh giá cơ cấu nợ công phù hợp với chỉ tiêu an toàn nợ, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được chính phủ bảo lãnh;
+ Đánh giá thực hiện và đưa ra kiến nghị phù hợp để các chỉ tiêu an toàn nợ công trong phạm vi trần và ngưỡng cảnh báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?