2 phương án sửa đổi rút BHXH một lần theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi? Thực trạng rút BHXH một lần hiện nay như thế nào?
2 phương án sửa đổi rút BHXH một lần theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi?
Hiện nay, việc rút BHXH một lần được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Tại Tờ trình 527/TTr-CP thì Chính phủ đã đề xuất sửa đổi quy định về rút BHXH một lần theo hai phương án như sau:
* Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:
Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Về bản chất, quy định này kế thừa Nghị quyết số 93/2015/QH13 cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hưu hoặc nhận BHXH một lần nếu có nhu cầu. Nhưng sự khác biệt lần này là nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì sẽ được hưởng các quyền lợi bổ sung sau:
(i) Chỉ cần đóng BHXH đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng hưu;
(ii) Hưởng trợ cấp hãng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội;
(iii) Hưởng BHYT do NSNN đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng;
(iv) Hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng, thời gian hưởng BHYT tối đa bằng thời gian đóng BHXH của người lao động;
(v) Trong thời gian nghỉ việc mà chưa có việc làm thì người lao động còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt.
Trường hợp người lao động lựa chọn nhận BHXH một lần thì sẽ mất đi cơ hội được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.
Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).
* Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhung tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Như vậy, tại Tờ trình 527/TTr-CP thì Chính phủ đã đề xuất sửa đổi quy định về rút BHXH một lần là giảm tình trạng hưởng BHXH một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.
Đề xuất hai phương án rút BHXH một lần? (Hình ảnh từ Internet)
Thực trạng rút BHXH một lần hiện nay như thế nào?
Thực trạng rút BHXH một lần hiện nay được Chính phủ nêu tại Tờ trình 527/TTr-CP như sau:
Sau 07 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, tổng số lượt người hưởng BHXH một lần là khoảng 4,5 triệu lượt người, trong đó có gần 1,3 triệu lượt người sau khi nhận BHXH một lần tiếp tục quay trở lại thị trường lao động và tiếp tục tham gia BHXH, chiếm gần 28% tổng số lượt người nhận BHXH một lần giai đoạn 2016-2022.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội thông qua vào ngày nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 có quy định:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
….
Như vậy, vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?