114 là số điện thoại gì? Gọi số điện thoại khẩn cấp 114 để quấy rối có thể bị xử phạt bao nhiêu?
114 là số điện thoại gì?
Căn cứ Điều 13 Quy hoạch kho số viễn thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT quy định về số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất như sau:
Số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất
1. Số dịch vụ khẩn cấp được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 3 chữ số;
b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế;
c) Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc.
2. Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 3 chữ số;
b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 101 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước qua điện thoại viên; 110 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên; 116 là số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất; 119 là số dịch vụ báo hỏng số máy điện thoại cố định;
c) Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc là số dùng chung.
3. Số dịch vụ đo thử được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 6 chữ số;
b) Bắt đầu bằng chữ số 1001 và có cấu trúc 1001AB, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 1, B là chữ số bất kỳ từ 0 đến 9, cụ thể như sau: 100117 là số dịch vụ báo giờ; 100118 là số dịch vụ thử chuông;
c) Số dịch vụ đo thử là số dùng chung.
...
Theo đó, số dịch vụ khẩn cấp là số có độ dài 3 chữ số và là số dịch vụ toàn quốc.
Các số dịch vụ khẩn cấp gồm:
- 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn;
- 113 là số dịch vụ gọi Công an;
- 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả;
- 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.
Như vậy, 114 là số điện thoại khẩn cấp gọi Cứu hỏa.
114 là số điện thoại gì? Gọi số điện thoại khẩn cấp 114 để quấy rối có thể bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Gọi số điện thoại khẩn cấp 114 để quấy rối bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
...
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người nào gọi số điện thoại khẩn cấp 114 để quấy rối thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
08 Chính sách nhà nước trong hoạt động viễn thông hiện nay là gì?
08 Chính sách nhà nước trong hoạt động viễn thông được quy định tại Điều 4 Luật Viễn thông 2023 gồm:
(1) Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
(2) Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.
(4) Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.
(5) Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
(6) Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
(7) Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
(8) Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Background Tết 2025? Phông nền tết đẹp 2025 mới nhất? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Lỗi ô tô không chính chủ 2025 phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của chủ xe trong đăng ký xe 2025 như thế nào?
- Vượt đèn đỏ gây tai nạn phạt bao nhiêu? Mức phạt vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông đối với ô tô, xe máy mới nhất?
- Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là gì? Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo?
- Một số loại biển báo tốc độ mới nhất 2025 khi lái xe cần lưu ý để không bị phạt? Biển báo tốc độ tối đa cho phép?