06 quy tắc tổng quát trong việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo là gì?

06 quy tắc tổng quát trong việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo là gì? Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Phúc (Lâm Đồng).

06 quy tắc tổng quát trong việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo là gì?

Việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo các quy tắc được quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC, cụ thể gồm 06 quy tắc sau:

QUY TẮC 1

Tên của Phần, Chương hoặc Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

QUY TẮC 2

(a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

(b) Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Quy tắc 3.

QUY TẮC 3

Khi áp dụng Quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

(a) Nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.

(b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Quy tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng, trong chừng mực tiêu chí này được áp dụng.

(c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo Quy tắc 3 (a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

QUY TẮC 4

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các Quy tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

QUY TẮC 5

Những quy định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây:

(a) Hộp đựng camera, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp đựng đồ trang sức và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng;

(b) Ngoài Quy tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.

QUY TẮC 6

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan, và các Quy tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Quy tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

06 quy tắc tổng quát trong việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo là gì?

06 quy tắc tổng quát trong việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo là gì? (hình từ Internet)

Việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Phân loại hàng hóa
1. Phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc phân loại hàng hóa.

Đối chiếu với quy định này thì việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 17 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam như sau:

(1) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo và được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan.

(2) Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ViệtNam trong toàn quốc.

(3) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:

- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ;

- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT như thế nào? Đối tượng nào chịu thuế GTGT trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trị giá CIF là gì? Cách tính LVC theo Trị giá CIF đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân đề nghị cấp C/O có được lựa chọn công thức tính LVC không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan hay không?
Pháp luật
Điều kiện và hồ sơ hải quan để xuất khẩu thuốc tây có xuất xứ Việt nam qua thị trường Campuchia?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong những trường hợp nào?
Pháp luật
CFS đối với hàng hóa xuất khẩu được cấp trong trường hợp nào? Văn bản đề nghị cấp CFS cần nêu rõ những thông tin gì?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về nhãn hiệu hàng hóa đúng không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân lựa chọn công thức tính RVC dựa trên cơ sở nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất khẩu
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
7,948 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: