06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40? Nguyên tắc phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai?
- 06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai không?
- Nguyên tắc hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ là gì?
06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40?
06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ được quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:
(1) Tham gia công tác tìm kiếm cứu người bị nạn; tìm kiếm cứu hộ phương tiện, tài sản của nhà nước, của nhân dân bị chìm đắm, vùi lấp do tác động của thiên tai.
(2) Tham gia việc cứu trợ, ổn định đời sống của người dân vùng bị thiên tai hoặc vùng bị cô lập giao thông đường bộ do thiên tai.
(3) Sửa chữa, khắc phục ngay hư hỏng công trình đường bộ đối với trường hợp không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông; khắc phục nguy cơ sập đổ công trình đường bộ, công trình liền kề.
(4) Sửa chữa, khôi phục hoạt động của trang, thiết bị thi công thuộc tài sản công.
(5) Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của sự cố, thiên tai.
(6) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và đề xuất phương án khắc phục hậu quả.
06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40? Nguyên tắc phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:
Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
1. Cấp có thẩm quyền quyết định triển khai dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
2. Thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp:
a) Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với quốc lộ thuộc trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản này); cơ quan chuyên môn trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Người đứng đầu Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với công trình đường bộ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ Giao thông vận tải là người quyết định đầu tư, là chủ đầu tư;
d) Người đứng đầu Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác công trình đường bộ quản lý.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Lưu ý: Cũng theo Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT thì Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp có các nội dung chính như sau:
- Mục đích xây dựng, địa điểm xây dựng;
- Người được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình;
- Thực hiện xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông theo quy định tại Điều 15 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT (đối với công trình đường bộ đang khai thác).
Các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai (đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo);
- Thời gian xây dựng công trình;
- Dự kiến chi phí, nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.
Nguyên tắc hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ là gì?
Nguyên tắc hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013.
- Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
- Các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.
- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
Lưu ý: Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phó hiệu trưởng trường cao đẳng là ai? Phó hiệu trưởng trường cao đẳng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Quyền và nghĩa vụ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số điện toán Việt Nam được quy định ra sao?
- Quản lý thông tin cuộc họp trên phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
- Chợ tết công đoàn là gì? Thời gian tổ chức chợ tết công đoàn? Website tham gia chợ tết công đoàn?
- Chính thức chi trả 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025? Lịch chi trả lương hưu tháng 1 2025 khi nào?